Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học cho học sinh tiểu học

- Nội dung chương trình môn Tin học hiện nay được dạy theo bộ sách Cùng học Tin học Quyển 1; Quyển 2; Quyển 3 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Nhà trường đã được trang bị phòng máy với 34 máy dành cho học sinh và 1 máy chủ dành cho giáo viên. Các máy được kết nối với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy.

- Nhà trường đã trang bị cho giáo viên đầy đủ sách giáo khoa và các phần mềm kèm theo.

 

doc 34 trang Chí Tường 20/08/2023 5840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học cho học sinh tiểu học

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học cho học sinh tiểu học
hỏ một cách kịp thời đó sẽ đem lại hiệu quả lớn trong quá trình nâng cao chất lượng giờ thực hành.
Tăng cường tự học để nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học môn tin học.
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ nhận phương pháp dạy học truyền thống và sử dụng phương pháp dạy học hoàn toàn mới. Đổi mới phương pháp dạy học là sự vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học, các biện pháp, kỹ thuật dạy học truyền thống kết hợp với những phương pháp dạy học, phương tiện, công nghệ và các kỹ thuật dạy học hiện đại, sao cho phù hợp với đối tượng, nội dung chương trình, nhằm giúp người học tích cực, chủ động sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức vào thực tế.
Bản chất của phương pháp dạy học là đổi mới quan niệm dạy học từ: dạy học thụ động  sang   dạy học tích cực tham gia; dạy học bằng kể hay giải thích chuyển sang  dạy học bằng cách khám phá; dạy học  độc thoại thay bằng dạy học đối thoại; dạy học tập trung vào cá nhân  nay  là dạy học tập trung vào nhóm, dạy học hợp tác; dạy học tập trung vào nội dung   tiến tới  dạy học tập trung vào quá trình; dạy học tập trung vào việc dạy nay là  dạy học tập trung vào việc học; dạy kiến thức bây giờ là dạy cách học cho học sinh ..
Làm như vậy, thể hiện sự tôn trọng học sinh, tôn trọng vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có của các em. Tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện vấn đề, tự thực hành các thao tác trên máy tính, giúp học sinh dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn, mạnh dạn tự tin hơn, phấn khởi hơn khi được tham gia thực hành. Tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái, không mệt mỏi, buồn ngủ...
 	Bước đầu vận dụng một số phương pháp dạy học làm sao cho học sinh: được tham gia nhiều hơn, được trao đổi nhiều hơn và được làm, thực hành nhiều hơn.
 	Đó chính là thay đổi nhận thức từ dạy học tập trung vào người dạy chuyển sang dạy học tập trung vào người học.
So sánh 2 cách dạy học, tôi tự nhận thấy:  
Dạy học tập trung vào người dạy
Dạy học tập trung vào người học
 1. Không chú ý kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của học sinh. 
 2. Tập trung vào việc dạy của thầy.
 3. Thầy độc thoại, phát vấn.
 4. Học sinh thụ động nghe.
 5. Thầy cung cấp thông tin.
 6. Thầy áp đặt kiến thức có sẵn.
 7. Trò học thuộc.
 8. Thầy độc quyền đánh giá.
1. Tôn trọng kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của học sinh. 
2. Tập trung vào việc học của trò.
3. Đối thoại trò - trò, trò - thầy.
4. Học sinh tích cực, chủ động.
5. Thầy tổ chức, động viên, hướng dẫn/gợi ý.
6. Học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự rút ra kết luận.
7. Học cách học, cách giải quyết vấn đề.
 8. Kết hợp thầy đánh giá với tự đánh giá của học sinh, của tập thể lớp.
Dựa vào các nội dung so sánh nêu trên và thực tiễn trong quá trình dạy học từ nhiều năm nay, tôi nhận thấy cách dạy học tập trung vào người học có hiệu quả rõ rệt giúp cho các em tự tin cố gắng vươn lên trong học tập.
Sắp xếp nội dung, phương pháp cho từng phần học phù hợp, hiệu quả.
Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ dạy lý thuyết.
Ví dụ 1: Bài 1 : Người bạn mới của em ( Tin học lớp 3 - Quyển 1)
Xây dựng kế hoạch bài dạy này ta làm như sau:
(Tiết 1) Giới thiệu máy tính:
Việc 1: Quan sát: Bộ máy tính để bàn
Cho học sinh quan sát một bộ máy tính để bàn và nhận biết các bộ phận quan trọng của một máy tính bao gồm: Màn hình; phần thân máy; bàn phím; chuột. 
Màn hình
Phần thân máy
Chuột
Bàn phím
Màn hình của máy tính có cấu tạo và hình dạng như màn hình ti vi. Các dòng chữ, số và hình ảnh hiện trên màn hình cho thấy kết quả hoạt động của máy tính (giáo viên thao tác trực tiếp trên máy cho học sinh quan sát)
Phần thân của máy tính là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lý. Bộ xử lý là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
Bàn phím của máy tính gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính. 
Chuột của máy tính giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện. (Với sự giúp đỡ của máy tính các em có thể làm nhiều công việc như: học nhạc, học vẽ, học làm toán, liên lạc với bạn bè ...)
Việc 2: Thực hành 
Học sinh quan sát thầy, cô giáo gõ phím, điều khiển chuột máy tính và theo dõi sự thay đổi trên màn hình.
Dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo, học sinh thử gõ một vài phím và quan sát sự thay đổi trên màn hình.
(Tiết 2): Làm việc với máy tính.
Việc 1: Giới thiệu về cách bật/tắt máy tính đúng quy trình.
Việc 2: Thực hành về cách bật/tắt máy tính đúng quy trình.
Giáo viên biết kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, dạy lý thuyết tốt thì học sinh thực hành tốt. Khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.
Nội dung giảng dạy là chương trình sách giáo Cùng học Tin học quyển 1, 2, 3. Nội dung rất phù hợp, lôi cuốn học sinh. Để thực hiện dạy đạt hiệu quả, ngoài việc thực hiện đúng theo chương trình, tôi đã thực hiện như sau: 
Phần 1: Làm quen với máy tính ( Lớp 3) Khám phá máy tính ( lớp 4, 5) 
Ở phần học này, ngay từ bài học đầu tiên, giáo viên cần giúp cho học sinh xác định rõ và nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết. Sau đó, vấn đề làm tôi quan tâm nhất là tạo cho các em có thao tác đúng và thành thạo khi sử dụng chuột, bàn phím,
Ví dụ 1: Ở bài Bàn phím máy tính: Để giúp các em làm quen với bàn phím, giáo viên cho học sinh nêu tên tất cả các phím và cho chơi một số trò chơi có nội dung về bàn phím. Trong đó có trò chơi Pi-an no ( phần mềm Pianito). Nhưng theo tôi phần mềm này không đạt hiệu quả vì các máy của học sinh không có tai nghe hay loa nên học sinh dễ nhàm chán vì gõ mà không thấy có kết quả gì. Vì thế, theo tôi ngay từ bài học này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm quen luôn với phần mềm Mario. Như thế học sinh vừa nắm được tên của các phím, vừa gây được hứng thú học tập của các em. Còn phần mềm đó giáo viên nên giới thiệu cho học sinh và khuyến khích các em chơi ở nhà.
Ví dụ 2: Bài Chuột máy tính: Để giúp các em sử dụng thành thạo các thao tác ngay trong tiết học giáo viên cần lồng ghép một số trò chơi như: Trò chơi Dots, trò chơi Stick hoặc mội vài trò chơi khác nhưng phải có tính giáo dục ( thay vì đợi đến Phần trò chơi học sinh mới được chơi) . Đối với những học sinh yếu, cũng giống như học sinh lớp 1, giáo viên phải cầm tay các em để chỉ dẫn. Với phương pháp này, học sinh nắm bắt rất nhanh, rất hứng thú và nhanh chóng sử dụng được chuột.
Ở lớp 4 và 5: Lúc này các em đã được hiểu biết nhiều hơn về máy tính nên giáo viên sẽ có những yêu cầu cao hơn. Học sinh phải nắm được cách sắp xếp thông tin theo hệ thống của máy tính. Biết cách sắp xếp và tìm kiếm thông tin. 
Ví dụ 3: Lớp 5 giáo viên yêu cầu mỗi học sinh phải tạo được cho mình một thư mục riêng để khi lưu các tài liệu sẽ được đưa về một chỗ, các bài làm của các em sẽ được sắp xếp ngăn nắp hơn, dễ tìm kiếm hơn và lưu có hệ thống hơn.
Phần 2: Học và Chơi cùng máy tính 
Giáo viên yêu cầu học sinh cần có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, không phân biệt phần mềm học tập hay phần mềm trò chơi. Giáo viên cần liên hệ thực tế để giúp học sinh nắm được từ việc học và chơi trên máy tính đến đời sống thường ngày.
Ví dụ:
 Luyện tính kiên trì, trí thông minh, luyện sử dụng chuột qua trò chơi Dots, Stiks, 
Yêu thích môn Toán qua trò chơi Cùng học toán. 
Chơi thể thao, tìm hiểu thiên nhiên qua trò chơi Golf, Khám phá rừng nhiệt đới, rèn luyện tư duy với phần mềm Soukoban,
Ở chương học này, thời gian thực hành khá dài, dễ gây nhàm chán. Giáo viên nên chủ động dạy dàn trải trong các tiết học. 
Phần 3: Em tập gõ bàn phím
Đây cũng là phần trọng tâm của chương trình lớp 3. Phần này đòi hỏi phải có sự tập luyện thường xuyên thì mới đạt hiệu quả cao được. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón để từ đó học sinh có ý thức hơn trong việc rèn luyện. Không cần nhiều, ở mỗi tiết thực hành, nếu còn thời gian hãy khuyến khích học sinh luyện gõ trong 10 phút thôi sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Cần phải chú trọng và nghiêm túc rèn từ lớp 3 về cách đặt tay lên bàn phím, cách gõ phím thì đến lớp 4 - 5 học sinh mới có thói quen gõ 10 ngón.
Phần 4: Em tập vẽ
Với phần học này, học sinh rất có hứng thú học tập. Ở phần này giáo viên cần chú trọng cho học sinh thực hành nhiều, giảm tiết lý thuyết hoặc có thể giảng lý thuyết ngay trong tiết thực hành. Như vậy học sinh mới có thao tác thành thạo được. Ngoài việc dạy những yêu cầu cơ bản trong sách giáo khoa. Nếu có điều kiện giáo viên có thể thiết kế các bài tập khác để phần học này thêm phong phú.
Ví dụ: Bài Vẽ đường cong: Sách giáo khoa yêu cầu học sinh vẽ con cá và chiếc lá. Giáo viên có thể giới thiệu thêm cho các em một số mẫu vẽ khác như cái nôi em bé, sóng biển, cái quạt, hoặc em hãy tự nghĩ ra những vật gì có sử dụng đường cong để vẽ  dành cho những học sinh đã hoàn thành bài vẽ theo yêu cầu.
Ở lớp 4 - 5, yêu cầu đã được nâng cao hơn. Ngoài những kiến thức cơ bản cần đạt được ra, giáo viên cần quan tâm nhiều đến vấn đề ứng dụng của các kiến thức đó vào bài vẽ.
Ví dụ : Khi vẽ một bức tranh về giao thông, ở ngã tư có 4 cột đèn, học sinh có thể sao chép và lật hình để có 4 cột đèn theo ý mình mà không tốn nhiều thời gian. 
Phần 5: Em tập soạn thảo
Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Ở phần này giáo viên cũng chú ý đến dạy thực hành hơn, dạy xong lý thuyết là cho học sinh thực hành ngay như vậy học sinh mới nắm được. 
Ở lớp 3 học sinh được làm quen với 2 cách gõ là kiểu VNI và kiểu Telex. Giáo viên cần cung cấp cả 2 cách gõ này và khuyến khích các em lựa chọn cách gõ phù hợp để việc soạn thảo dễ dàng hơn. 
Ở lớp 4 và 5 học sinh đã được học cách trình bày văn bản. Giáo viên hãy tạo điều kiện cho các em ứng dụng những kiến thức vừa học vào trình bày những văn bản thông thường .
Ví dụ: Khi dạy bài Căn lề (lớp 4) giáo viên đưa thêm một số bài thơ, bài ca dao tục ngữ hay một đoạn văn bản đã học trong sách giáo khoa Tiếng Việt mà học sinh đã học ở trên lớp để các em thực hành.
Phần 6: Thế giới Logo của em
Logo là một ngôn ngữ lập trình, có đầy đủ các đặc điểm của một ngôn ngữ máy tính, xuất phát từ ngôn ngữ LISP, ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo. Logo là ngôn ngữ để học. Để hỗ trợ thực hiện quá trình học và suy nghĩ bằng cách khuyến khích học sinh tìm tòi khám phá. Logo có bảng kí tự, từ khóa riêng, cú pháp riêng và khá chặt chẽ. 
Ở lớp 4 và lớp 5 học sinh mới được làm quen với phần mềm này và đây cũng là lần đầu tiên học sinh được làm quen với ngôn ngữ lập trình. Do vậy, khi thực hành những câu lệnh của Logo giáo viên cần lưu ý học sinh phải rất cẩn thận khi viết các câu lệnh, tránh để học sinh hiểu tùy tiện, áp dụng những ngôn ngữ thông thường dành cho câu lệnh. 
Đứng trước mỗi bài tập, bài thực hành, giáo viên luôn luôn yêu cầu học sinh chia công việc được giao thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và cuối cùng dùng những lệnh cơ bản của Logo để thực hiện. Sau khi chia nhỏ và phân tích bài toán, cần rèn luyện cho học sinh cách nhìn tổng hợp bài toán. 
Vì học sinh chưa học đến khái niện về góc nên xác định góc quay trong bài tập thực hành là khó, giáo viên nên hướng dẫn thật kĩ phần này, giúp cho học sinh nắm thật chắc để xác định góc quay bao nhiêu độ đúng theo yêu cầu từng bài.
 	Khuyến khích học sinh làm việc tập thể, làm việc theo nhóm .
	Ví dụ 1: B2/Sách giáo khoa trang 123: Viết chương trình gồm một số thủ tục để tạo ra hình trang trí theo mẫu.
Để làm được bài tập này, giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4 và chia việc cho từng học sinh cụ thể như:
+ Thủ tục 1: Vẽ hình vuông với câu lệnh Repeat 4[FD 50 T 90]
+ Thủ tục 2: Vẽ tam giác: Repeat 3 [FD 50 RT 120]
+ Thủ tục 4: Vẽ ngôi nhà: dùng hai thủ tục 1 và 2 tong thân thủ tục 3.
	+ Thủ tục 4: Vẽ vành bánh xe (lặp 12 lần thủ tục 3).
Ví dụ 2: Viết lệnh cho rùa vẽ hình trang trí:
Nhận xét: Hình này được ghép bởi 4 hình vuông nhỏ nghiêng và 4 hình vuông lớn gấp đôi nghiêng.
Giáo viên cho học sinh làm việc nhóm, nêu cách vẽ và viết chương trình cho rùa vẽ hình.
Các nhóm trình bày và nhận xét bài của các nhóm khác.
Giáo viên nhận xét câu trả lời từng nhóm, hướng dẫn vẽ:
Vẽ trước hình vuông nhỏ nghiêng 45 độ (dùng Repeat) nhận xét vị trí của rùa à để vẽ thêm 1 hình vuông nhỏ nghiêng thứ 2 trùng cạnh thì quay phải 90 độ.
RT 45	à Chỉ thực hiện 1 lần vào đầu chương trình.
REPEAT [FD 30 RT 90]
Lặp lại 4 lần: vẽ xong quay rùa được 4 hình vuông nhỏ
REPEAT [REPEAT 4 [FD 30 RT 90] RT 90]
 1 hình vuông nhỏ
Copy rồi chỉnh tăng độ dài trong câu lệnh trên FD là có 4 hình vuông to
Ví dụ 3: Viết lệnh cho rùa vẽ hình trang trí:
Thiết kế hệ thống bài tập thực hành phù hợp, kết hợp liên môn trong bài dạy.
Hệ thống các bài tập thực hành phải phù hợp với nội dung dạy lý thuyết, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. 	
Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp. Liên kết kiến thức bài học trước với bài học sau để học sinh thực hành đạt hiệu quả cao.
Ví dụ 1: Trong một tiết thực hành: Vẽ quang cảnh trường em của học sinh khối 4
Với yêu cầu của bài này, học sinh có thể lựa chọn bất kì thời điểm nào trong ngày để vẽ: Đầu giờ đi học, giờ đi chơi, giờ hoạt động tập thể hay như ngày khai giảng, tùy theo sự sáng tạo và khả năng vẽ của bản thân. 
Tranh vẽ của học sinh lớp 4 lúc đầu giờ đến trường trên máy tính 
Tranh vẽ của học sinh lớp 4 lúc giờ ra chơi trên máy tính
Tranh vẽ của học sinh lớp ớ 4 ngày khai giảng 
Ở các bài vẽ trên, học sinh phải sử dụng các công cụ đã được học trong các bài học trước: vẽ đường thẳng, vẽ đường cong, viết chữ lên hình vẽ, tô màu để vẽ quang cảnh trường vào các thời điểm khác nhau. Từ bài học này học sinh liên tưởng nhớ lại cách vẽ quang cảnh được học trong môn Mỹ thuật (Xác định mảng chính, mảng phụ, sử dụng luật xa gân, phối hợp màu nóng, màu lạnh) để từ đó vận dụng vẽ quang cảnh trường em sao cho đẹp, đúng ý tưởng.
Ví dụ 2: Trong bài “Khám phá rừng nhiệt đới” trong chương trình học của học sinh lớp 4.
Ở bài tập thực hành, ngoài việc học sinh chơi trên phần mềm máy tính, học sinh còn phải liên hệ với kiến thức môn khoa học, địa lý để có thể nêu lên được những quốc gia nào có ừng nhiệt đới, những đặc điểm của từng khu rừng nhiệt đới ở các nước khác nhau.
Liên hệ với các môn học khác, học sinh đã nêu lên được đặc điểm và những nơi có rừng nhiệt đới. Rừng nhiệt đới ẩm xuất hiện tại những khu vực nhiệt đới, khu vực giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Tại khu vực này, mặt trời chiếu nắng chói chang và thường chiếu trong một khoảng thời gian không thay đổi hàng ngày suốt cả năm khiến cho khí hậu của khu vực ấm áp và ổn định. Một số quốc gia có nhiều rừng nhiệt đới: Brazil, Peru, Indonesia, Mexico, Colombia,
Phát huy hứng thú học tập, thi đua của học sinh trong giờ học
Trong giờ thực hành giáo viên luôn động viên tạo sự thi đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, đánh giá, chấm điểm giữa các nhóm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) để tạo sự hào hứng học tập và sự sáng tạo của học sinh trong quá trình thực hành.
Ví dụ 1 : Bài 1 - Học toán với phần mềm cùng học toán 5
Phần thực hành : Thực hành giải toán trên phần mềm
Chia nhóm đôi, các nhóm cùng thực hành bài toán về : So sánh số thập phân.
Chẳng hạn :	 	2,25 1,25	9163,6771 738849,4
 	447,27	184,28	234642,15 3480,7905
Học sinh tự điền dấu thích hợp cho đúng.
Nhóm nào nhanh, làm đúng, không làm sai thì nhóm đó được điểm cao.
Ví dụ 2: Trong bài “Sử dụng câu lệnh lặp” trong phần Thế giới logo của em (Lớp 4). 
Yêu cầu học sinh viết chương trình cho rùa vẽ hình vuông theo mẫu:
Ở bài này giáo viên cho học sinh nêu cách vẽ hình vuông sử dụng các câu lệnh tuần tự. Học sinh nhận xét các câu lệnh để vẽ hình vuông. Sau khi nhận xét, giáo viên hướng dẫn học sinh cách sử dụng câu lệnh lặp vào bài thực hành này. 
Ở bài tập nâng cao hơn giáo viên cho học sinh thực hiện theo nhóm viết chương trình cho rùa vẽ hình vuông lồng hình vuông với độ dài cạnh hình vuông nhỏ bằng 1/3 độ dài hình vuông lớn.
Trong bài, học sinh phải sử dụng các kiến thức của môn Toán để tính toán độ dài các cạnh của hình vuông nhỏ so với hình vuông to ở ngoài hay xác định đúng góc, điểm tới của rùa để vẽ được hình đúng. Các nhóm sẽ có những câu trả lời giống hoặc khác nhau khi viết chương trình vẽ hình. Nhóm nào có câu trả lời đúng, ít câu lệnh và nhanh nhất sẽ là đội thắng cuộc. 
Đáp án của các nhóm khi làm bài:
- Nhóm 1: 
Repeat 4 [FD 120 RT 90]
FD 40 RT 90 PU FD 40 RT 90 PD
Repeat 4 [FD 40 RT 90]
- Nhóm 2:
Repeat 4 [FD 40 RT 90]
PU LT 90 FD 40 RT 90 BK 40 PD
Repeat 4 [FD 120 RT 90]
- Nhóm 3:
Repeat 4 [FD 120 RT 90]
RT 90 FD 40 LT 90 PU FD 40 PD
Repeat 4 [FD 40 RT 90]
- Nhóm 4: 
Repeat 4 [FD 40 RT 90]
LT 90 PU FD 40 RT 90 
FD 80 RT 90 PD
Repeat 4 [FD 120 RT 90]
Ở cả hai ví dụ trên, các thành viên của các nhóm đều có vai trò, trách nhiệm của mình. Mỗi thành viên suy nghĩ, nêu đáp án của bản thân rồi cả nhóm thống nhất đáp án đúng nhất. Từ các hoạt động trong bài thực hành, mỗi học sinh sẽ chủ động và tham gia vào hoạt động nhóm hiệu quả hơn để nhóm đạt được kết quả tốt nhất khi thi đua với các nhóm khác.
Thiết kế bài giảng hấp dẫn, hiệu quả qua việc sử dụng các tài nguyên.
Sử dụng các chương trình có sẵn trong máy vi tính, hoặc truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học, tăng cường sử dụng bài giảng điện tử tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào bài học.
	Sử dụng bài giảng điện tử (giúp học sinh tiếp thu bài tích cực, chủ động hơn) : Trong bài giảng điện tử, tôi luôn tìm kiếm, sử dụng những hình ảnh mang tính trực quan, sinh động mà gần gũi với học sinh giúp cho tiết học sôi nổi và hiệu quả.
Ví dụ 1: Trong bài: Khám phá rừng nhiệt đới ( Sách giáo khoa Tin học lớp 4 - quyển 2).
 Bản thân tôi đã tìm kiếm thông tin trên Web về thế giới động vật để khi làm giáo án giảng dạy giới thiệu cho học sinh về khu rừng nhiệt đới với kiến thức phong phú, hấp dẫn hơn. Trong bài dạy, tôi đã hướng dẫn học sinh vào trang Google.com.vn để tìm kiếm những hình ảnh và thông tin về động, thực vật trong rừng nhiệt đới giúp học sinh hứng thú hơn với bài học.
Đây là những hình ảnh mà học sinh của tôi đã tra cứu trên mạng Internet
(Đây là một số bài dạy điện tử mà tôi đã trực tiếp thiết kế và giảng dạy)
Ví dụ 2 : Chương học các phần mềm trò chơi
Trong chương học này, giáo viên hướng dẫn, yêu cầu học sinh sử dụng các phần mềm một cách hiệu quả, không sử dụng chồng chéo các phần mềm với nhau, bài học nào học và sử dụng phần mềm của bài đấy: Các Phần mềm KP Typing Tuto (giúp học sinh luyện gõ 10 ngón tay); phần mềm trò chơi Blocks (rèn luyện trí nhớ); phần mềm trò chơi Dots (rèn luyện thao tác dùng chuột và luyện trí thông minh), trang Web Violympic.vn (giúp học sinh giải toán qua mạng)...
IV. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết quả
	Sau khi nghiên cứu và qua quá trình trải nghiệm tôi nhận thấy đã đạt được hiệu quả đáng khích lệ. Số lượng học sinh sử dụng thạo máy tính ngày một tăng lên. Tiết dạy cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, tạo được nhiều hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài. Học sinh hoạt động tích cực hơn, các thao tác trên máy thực hiện khá thuần thục. Các đối tượng học sinh hỗ trợ được cho nhau để cùng học, cùng tiến bộ.
Dưới đây là bảng thống kê, đối chiếu về chất lượng đã đạt được trước và sau khi áp dụng sáng kiến:
Chất lượng đạt được trong HK I năm học 2016 -2017:
Kết quả Tin học
Kết quả đánh giá học tập môn Tin học
TSHS
Giữa HKI
Cuối HKI
HTT/
Tỉ lệ
HT/
Tỉ lệ
CHT/ Tỉ lệ
HTT/
Tỉ lệ
HT/
 Tỉ lệ
CHT/ 
Tỉ lệ
Khối 3
163
101
62%
62
38%
0
0%
133
81,6%
30
18,4%
0
0%
Khối 4
149
100
67,1
49
32,9%
0
0%
123
82,6%
26
17,45
0
0%
Khối 5
117
72
615%
45
38,5%
0
0%
91
77,8%
26
22,2%
0
0%
Tổng số
429
273
63,6%
156
36,4%
0
0%
347
80,9%
82
19,1%
0
0%
Từ bả

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_de_day_tot_mon_tin_hoc_ch.doc