Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5

Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội.

Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác. Tuy âm nhạc không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc.

 Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài tập đọc nhạc? Trước tiên các em phải nắm vững kiến thức về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với tốc độ thể hiện khác nhau. Để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một sự hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm nhạc.

 

doc 30 trang Chí Tường 20/08/2023 6691
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5
ạo trong việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên còn nhiều hạn chế.
Phụ huynh: Phụ huynh học sinh chỉ chú trọng vào các môn khác, còn xem nhẹ môn Âm nhạc. 
Tài liệu và phương tiên giảng dạy.
- Tài liệu: Phần hướng dẫn dạy Tập đọc nhạc trong SGV một số bài còn chung chung chưa cụ thể.
- Phương tiện giảng dạy: Phòng học âm nhạc chỉ được trang bị đồ dùng dạy học như: Đàn, Nhạc cụ gõ. Hiện tại chưa có Máy chiếu, loa đài, do vậy cũng một phần làm giảm sự hứng thú cho học sịnh cũng hạn chế khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong bài giảng của giáo viên.
IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh, người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp 3, các em đã được làm quen với các kí hiệu Âm nhạc: các hình nốt, khuông nhạc, khóa Son, đọc 8 bài tập đọc nhạc ở lớp 4, sang lớp 5, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất.
Biện pháp 1: Tìm hiểu tài liệu dạy Tập đọc nhạc.
- Người giáo viên, ngoài kiến thức âm nhạc đã được lĩnh hội, cần nghiên cứu kỹ tài liệu dạy Tập đọc nhạc như: Sách hướng dẫn giáo viên, học hỏi kinh nghiệm của lớp người đi trước, tham khảo trên mạng internetđể từ đó nắm chắc được quy trình dạy một bài Tập đọc nhạc.
2. Biện pháp 2: Tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học gắn với việc xác định rõ chức năng của việc giáo dục Âm nhạc trong trường Tiểu học.
Việc nắm bắt được tâm lý lứa tuổi của học sinh là một điều rất quan trọng. Ở lứa tuổi này, các em rất hiếu động, hồn nhiên, sức tập trung tư tưởng còn hạn chế, thích phát hiện những điều mới lạ, thích hoạt động và chơi trò chơi. Chính vì vậy, người giáo viên cần giúp các em được bày tỏ ý kiến, tạo cơ hội cho các em được bàn bạc, được phát huy vai trò sáng tạo của bản thân, được thể hiện tài năng của mình trước đám đông. Đặt các em vào vị trí trung tâm của hoạt động, không áp đặt suy nghĩ đối với các em, người giáo viên đóng vai trò là một người bạn lớn, hướng dẫn các em thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Người giáo viên Âm nhạc trong trường Tiểu học chính là người mang đến cho các em tiếp thu bước đầu về văn hoá Âm nhạc, đó không phải nhằm mục đích đào tạo ra những người hoạt động Âm nhạc chuyên nghiệp như ca sĩ, nhạc sĩ, mà là góp phần mang đến cho tâm hồn các em luồng gió mới của “Văn hoá Âm nhạc”, đưa các em bay cao hơn, xa hơn trên con đường phát triển toàn diện, con người mới của xã hội chủ nghĩa.
3. Biện pháp 3: Xây dựng nề nếp học tập.
3.1. Nề nếp về chuyên cần.
Ngay từ buổi học đầu tiên của năm học mới, người giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ được nội quy quy định của môn học, xác định rõ thái độ, nhiệm vụ, ý thức học tập cũng như thấy được ý nghĩa của bộ môn Âm nhạc để từ đó, các em phấn khởi, học tập chuyên cần, hăng say.
3.2. Nề nếp về học tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu và nắm được yêu cầu của bộ môn Tập đọc nhạc là gì? Học sinh cần học ra sao và học như thế nào? Cụ thể: 
Lớp 4: Ngoài những kiến thức nhạc lý đã học ở lớp 3 như: Các hình nốt, khuông nhạc, khóa Son, một số kí hiệu âm nhạc, học sinh bắt đầu làm quen với phân môn Tập đọc nhạc. Các em chính thức học về cao độ và trường độ, biết đọc 8 bài tập đọc nhạc, cao độ trong pham vi quãng 6. Ngoài ra, các em biết tự chép bài tập đọc nhạc vào vở và tập đặt lời mới cho bài Tập đọc nhạc.
Lớp 5: Học sinh em phải đọc được 8 bài Tập đọc nhac, tuy nhiên, yêu cầu đòi hỏi ở mức độ cao hơn, các bài tập đọc nhạc có tiết tấu khó hơn, cao độ trong phạm vi một quãng 8. Ngoài ra, các em biết tự chép bài tập đọc nhạc vào vở và tập đặt lời mới cho bài Tập đọc nhạc.
Có thể nói, việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh không những giúp các em định hướng được nhiệm vụ học tập của mình mà bên cạnh đó còn giúp các em tự tin hoàn thành tốt môn học.
4. Biện pháp 4: Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc.
Ở lớp 3, học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: Khóa Son, Khuông nhạc, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, Đặc biệt, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc nhạc của học sinh. Vì vậy, để cho dễ nhớ, tôi đã cho học sinh ghi nhớ bằng cách sau:
3.1.Ghi nhớ vị trí, tên nốt nhạc trên khuông bằng lời ca.
3.1.1 Học sinh nắm vững kiến thức nhạc lý.
* Những nốt trong khe đếm từ dưới lên:
'&=======u=======w=======y==========!
 Pha La Đô 
 (Khe 1) (Khe 2) (Khe 3) 
	* Những nốt trên dòng đếm từ dưới lên: 
'&=======t=======v=======x=========!
 Mi Son Si 
 (Dòng 1) (Dòng 2) (Dòng 3) 
	*Những nốt nhạc không nằm trên dòng kẻ chính:
'&======r===========s================!
 Đô Rê 
(Nằm trên dòng kẻ phụ) (Nằm sát dòng kẻ 1) 
3.1.2. Ghi nhớ tên nốt, vị trí nốt nhạc trên khuông bằng lời ca: 
'&==r===s===t====u====v====w====x===y=!
 Đô Rê Mi Pha Son La Si Đô
 Xuân Hạ Thu Đông bốn mùa hoa trái. 
Giáo viên thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông bằng các lời ca kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
3.2. Học sinh biết phân biệt âm thanh Cao – Thấp.
3.2.1 Kiến thức nhạc lý môn Âm nhạc lớp 4.
Ở lớp 4, học sinh lần đầu làm quen với phân môn tập đọc nhạc nên yêu cầu đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng. Các bài Tập đọc nhạc với tiết tấu đơn giản, phạm vi cao độ trong quãng 6, những nốt nhạc sử dụng là (Đồ - Rê - Mi - Son - La). Các em chủ yếu là thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu. Vậy nên, muốn học sinh đọc chính xác cao độ, giáo viên cần:
- Thường xuyên cho học sinh ôn luyện cao độ của thang 5 âm: 
'&=====r======s======t======v======w======!
 Đô Rê Mi Son La 
- Hướng dẫn học sinh biết cách phân biệt âm thanh cao - thấp. 
Ví dụ:
'&======r=====t===!======v======y=!========!
 Đô Mi Son Đô . \
 ( Quãng 5) (Quãng 4)
3.2.2 Kiến thức nhạc lý lớp 5.
Sang lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã học ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc trong đó có 7 bài viết ở nhịp 2/4 và 1 bài viết ở nhịp ¾, phạm vi bài Tập đọc nhạc trong một quãng 8. Để các em đọc bài Tập đọc nhạc tốt, giáo viên cần:
- Thường xuyên cho học sinh ôn luyện cao độ của thang 5 âm: 
'&=====r======s======t======v======w======!
 Đô Rê Mi Son La 
- Hướng dẫn học sinh biết cách phân biệt âm thanh cao - thấp nhưng ở những quãng khó hơn:
Ví dụ:
'&======r=====s===!======v======w=!========!
 Đô Rê Son La . 
 ( Quãng 2) (Quãng 2)
Phân biệt được âm thanh cao thấp góp một phần không nhỏ giúp học sinh đọc bài tập đọc nhạc tốt hơn, đúng cao độ hơn.
5. Biện pháp 5: Dạy bài Tập đọc nhạc theo đúng quy trình.
Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy nốt? gồm nốt gì? Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thể hoán đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em. Về trường độ gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có sử dụng các ký hiệu Âm nhạc nào? Mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn.
Tôi xin mạnh dạn đưa ra một trình tự dạy tập đọc nhạc ở lớp 4, lớp 5 mà tôi đã thực hiện với học sinh rất hiệu quả.
Ví dụ: Lớp 5 – Tiết 3 - Bài Tập đọc nhạc số 1 “Cùng vui chơi” .
 Bài Tập đọc nhạc được viết dựa trên cao độ của thang 5 âm: 
Đồ Rê Mi Son La
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
	- HS được củng cố lại cao độ, trường độ, tên nốt, hình nốt, nhịp phách.
 2. Kỹ năng:
	- HS đọc đúng giai điệu và ghép lời ca bài TĐN số 3 – Cùng vui chơi
	- Trình bày bài TĐN kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc.
	-Tập đọc nhạc diễn cảm, thể hiện tính chất vui tươi của giai điệu
 3. Thái độ:
	- Học sinh yêu thích giờ học nhạc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
	- Bài giảng điện tử
- Đàn, thanh phách.
	-Tập đàn giai điệu và tập đệm bài TĐN số 3 - Cùng vui chơi.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa
- Vở ghi đầu bài
- Nhạc cụ gõ (Song loan, thanh phách),..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
NỘI DUNG CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TƯƠNG ỨNG
ĐDDH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
17’
HĐ2: Tập đọc nhạc số 1 “Cùng vui chơi”.
Mục tiêu:
- HS đọc đúng giai điệu và biết ghép lời ca bài TĐN.
- Trình bày bài TĐN kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc.
-Tập đọc nhạc diễn cảm, thể hiện tính chất vui tươi của giai điệu.
1.Giới thiệu bài TĐN
-GV yêu cầu HS quan sát bài TĐN trên màn hình.
-Bài TĐN có tên Cùng vui chơi do tác giả SGK biên soạn.
2. Xác định tên nốt trong bài
- Học sinh tự phân tích bài: Bài viết ở nhịp gì? Có mấy nhịp? Mấy câu?
-Mời 1 HS đọc tên nốt, hình nốt.
-GV chỉ vào từng nốt trong bài, HS đọc tên nốt nhạc.
3.Tập tiết tấu:
Cách 1: Cho học sinh tập gõ tiết tấu cả bài:
e e e e \ q q |e e e e | h "
 x x x x x x x x x x xx 
Đơn đơn đơn đơn đen đen đơn đơn đơn đơn trắng
-Gv gõ tiết tấu, HS lắng nghe và thực hiện lại.
-GV chỉ định 1,2 em thực hiện
Cách 2: Học sinh gõ tiết tấu và đọc các hình nốt thay bằng tiếng trống:
@e e e e \ q q |e e e e | h "
 x x x x x x x x x x xx 
Tùng tùng tùng tùng rinh rinh tùng tùng tùng tùng cắc
-HS nhìn vào bài tập đọc nhạc nói tên nốt kết hợp gõ tiết tấu vừa tập
4. Đọc cao độ
-Tên các nốt nhạc từ thấp lên cao?
Đáp án: Đồ Rê Mi Son La
5. Luyện cao độ:
-Theo thứ tự từ thấp lên cao
'&====r====s=====t======v=========! Rê Mi Son La
-Theo cặp 2 âm: Đồ Rê, Rê Mi, Mi Son, Son La.
'&===rs=====st=====tv===========!
 Đô Rê Rê Mi Mi Son 
 - Giáo viên chỉ bảng cho học sinh nói tên nốt 2 lần để học sinh ghi nhớ. 
*Chú ý: Khi chỉ bảng cho học sinh nói tên nốt nhạc, giáo viến nên đứng ở bên phải bảng (nhìn từ lớp lên bảng) cầm que để chỉ. Làm như vậy thì học sinh không bị che mất tầm nhìn mà còn giúp giáo viên dễ dàng quan sát lớp học. 
 6. Tập đọc nhạc từng câu
- Giáo viên phải tạo sự cảm nhận về cao độ ngay từ những nốt đầu tiên của bài bằng cách đàn chuỗi âm thanh khoảng 2, 3 lần cho học sinh lắng nghe và cảm nhận. 
-GV đàn giai điệu khuông nhạc 1→ HS lắng nghe đọc bài 2, 3 lần → GV nhận xét sửa sai:
Khuông nhạc 1: 
'&=2B==C==D===D=!==T==T=!=B==C==D==D=!==d=!
 Cầm tay nhau ta đi chơi đàn ai đang ngân nga.
- GV đàn giai điệu khuông nhạc 2→ HS lắng nghe đọc bài 2, 3 lần → GV nhận xét sửa sai.
Khuông nhạc 2: 
'&=B===C===D==D=!==T==V=!=B==C==D==D=!==b==!
 Cầm tay nhau ta vui hát, ngàn tia nắng chan hòa.	
Lưu ý: Khi đọc, giáo viên đàn giai điệu bắt nhịp cho học sinh chuỗi âm thanh hòa với tiếng đàn, vừa đọc vừa gõ tiết tấu nhẹ nhàng.
7. HS đọc nhạc cả bài
-GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc hòa với tiếng đàn kết hợp gõ tiết tấu
-Gv cho HS đọc nhạc kết hợp gõ tiết tấu.
-Chỉ định HS khá đọc mẫu
8.HS ghép lời bài TĐN
-GV đàn giai điệu: Nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp hát lời sau đó đổi lại. 
- Lần 1 HS đọc nhạc, lần 2 ghép lời
9. Đọc nhạc, hát lời, gõ đệm theo phách.
-GV hướng dẫn, HS quan sát thực hiện.
-Chỉ định 1,2 HS thực hiện
*Kiểm tra: Mời một số tổ, nhóm, cá nhân đọc bài kết hợp gõ đệm theo phách.
-Gv nhận xét
-HS theo dõi bài TĐN trên màn hình
- HS trả lời
-1 HS đọc tên nốt
-Cả lớp đọc tên nốt
-HS lắng nghe thực hiện
-1,2 HS thực hiện gõ tiết tấu
-HS cả lớp đọc tên nốt kết hợp gõ tiết tấu
-HS trả lời
-HS nghe đàn và luyện cao độ theo hướng dẫn của GV
-HS nghe đàn và đọc bài TĐN.
-HS đọc khuông 1.
-HS đọc khuông 2.
-HS đọc nhạc cả bài hòa với tiếng đàn kết hợp gõ tiết tấu
-HS khá theo chỉ định của GV đọc mẫu
-HS thực hiện
-HS lần 1 đọc nhạc, lần 2 ghép lời
-HS đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách.
-HS các tổ, nhóm theo chỉ định của GV đọc bài kết hợp gõ đệm theo phách.
Máy chiếu
Thanh phách, song loan, mõ
Đàn
Đàn, thanh phách, song loan
	Trong thực tế giảng dạy, quy trình dạy tập đọc nhạc không nên thực hiện máy móc hay cứng nhắc mà phải có độ mềm dẻo. Giáo viên có thể dựa vào đối tượng học sinh của mình mà xử lý linh hoạt các bước dạy học nhằm phát triển khả năng nghe nhạc, sự cảm thụ âm nhạc và năng khiếu âm nhạc cho học sinh. Trong dạy Tập đọc nhạc, giáo viên có thể sử dụng một vài bài tập như đàn chuỗi âm thanh khoảng 3, 4 nốt, học sinh lắng nghe nhận biết đó là câu nào rồi đọc cả câu nhạc đó lên. Khuyến khích học sinh nói lên cảm nhận của mình bằng giai điệu, lời ca của bài tập đọc nhạc. 
	6. Biện pháp 6: Sử dụng trò chơi trong dạy học.
	Ở Tiểu học, hoạt động học là hoạt động chủ đạo, tuy vậy hoạt động vui chơi cũng có một vị trí quan trọng của nó. Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được vì ngay đến người lớn cũng cần phải vui chơi giải trí, thư giãn. Qua trò chơi, người chơi rèn thể lực, giác quan, tai nghe và tạo cơ hội giao lưu với bạn bè. Đối với Tiểu học thì trò chơi ứng dụng vào bài học càng quan trọng hơn. Nếu giáo viên nhận thức được đúng đắn điều này và kết hợp sử dụng trò chơi trong mỗi tiết học sẽ đạt được kết quả học tập như mong muốn. Người giáo viên cũng cần thấy trò chơi trong học tập có một số yêu cầu đặc trưng khác so với trò chơi thông thường như luật chơi phải rõ ràng, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian luyện tập. Ngoài ra, trò chơi học tập phải diễn ra trong thời gian ngắn, phù hợp với sự tiếp thu của học sinh nhưng hiệu quả phải gắn liền với bài học. Việc sử dụng các hình thức các trò chơi trong giảng dạy tập đọc nhạc là phương thức hữu hiệu nhằm có một kết quả giảng dạy tốt nhất. Giáo viên cũng cần phải sử dụng thời điểm chơi thích hợp để đạt được chất lượng giờ học, vừa phát huy được óc tưởng tượng, tính sáng tạo của học sinh, gây hứng thú tích cực trong học tập. Trong giảng dạy thực tế ở trường, tôi đã áp dụng một số trò chơi trong các bài tập đọc nhạc.
	6.1. Trò chơi 1: NGHE GIAI ĐIỆU ĐOÁN TÊN BÀI HÁT.
	- Thời điểm chơi: Trò chơi phù hợp với những tiết ôn tập tập đọc nhạc	- Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị sẵn những tấm bảng bìa có ghi sẵn trước tên các bài tập đọc nhạc đã học.
	Ví dụ: Lớp 4 – Bài Tập đọc nhạc số 1 “Son La Son”.
	Ví dụ: Lớp 4 – Bài Tập đọc nhạc số 2: “Nắng vàng”.
	Giáo viên chọn 2 em học sinh tham gia trò chơi. Khi giáo viên đàn hoặc đọc bằng miệng một nét giai điệu bất kì (cũng có thể giáo viên gõ tiết tấu). Học sinh nghe và chọn ra tên một bài tập đọc nhạc đúng gắn lên bảng. Nếu ai lấy nhanh và đúng thì người đó chiến thắng.
	6.2. Trò chơi: GHÉP GIAI ĐIỆU THEO ÂM TƯỢNG THANH.
	- Thời điểm chơi: Khi học sinh ghép giai điệu bài tập đọc nhạc với lời ca của bài tập đọc nhạc sau khi đã đọc thành thạo cao độ và trường độ.
	- Cách chơi: Giáo viên cho một dãy đọc tên nốt nhạc, một dãy la theo âm tượng thanh cho quen giai điệu sau đó đổi lại.
	Ví dụ: Lớp 5 – Bài tập đọc nhạc số 6 “Chú bộ đội”.
	- Các em la âm thượng thanh theo chữ cái tự nhiên (A) hoặc (La), đến khi ghép lời ca các em sẽ không bị lúng túng mà ghép lời một cách thành thạo.
	6.3. Trò chơi: THỬ LÀM NHẠC SĨ.
	- Thời điểm chơi: Khi đã hoàn thành xong bài tập đọc nhạc hoặc ở các tiết ôn tập.
	- Cách chơi: Ở mỗi bài tập đọc nhạc đều có phần lời ca, tuy nhiên, ở phần này giáo viên cho các em tự sáng tạo theo ý của mình (Trò chơi này các em rất hứng thú). Với nét giai điệu cho trước của bài tập đọc nhạc, các em tự sáng tác ra lời mới ứng với nét giai điệu đó và tập hát lên thành câu.
	Ví dụ: Lớp 5 - Bài Tập đọc nhạc số 1 “Cùng vui chơi”.
Lời ca bài tập đọc nhạc theo tác giả Sách giáo khoa biên soạn.
Học sinh đặt lời mới cho bài Tập đọc nhạc.
Ví dụ: Lớp 5 – Bài Tập đọc nhạc số 2 “Mặt trời lên”.
 Lời ca bài tập đọc nhạc do tác giả Sách giáo khoa biên soạn.
 Học sinh đặt lời mới cho bài Tập đọc nhạc.
	7. Biện pháp 7: Tăng cường luyện đọc nhạc ở trên lớp:
Ở những khâu lên lớp cơ bản, trong thời gian cho phép giáo viên có thể tăng cường kiểm tra, giúp học sinh rèn đọc nhạc . 
Ví dụ: Lớp 4 – Tiết 22 – Tập đọc nhạc số 6 “Chú bộ đội”
Giáo viên tiến hành bài dạy theo các bước sau:
 I. Kiểm tra bài cũ: 
 Bên cạnh việc kiểm tra yêu cầu luyện tập giáo viên cần coi trọng việc đọc bài tập đọc nhạc đã học ở giờ trước. Những học sinh đọc chưa đúng với tốc độ, cường độ, cao độ của bài cần được sữa chữa để đọc cho đúng .
 II. Bài mới: TĐN: Tập đọc nhạc số 6 :
Bước 1: Giáo viên treo bảng phụ bài TĐN cho học sinh quan sát 
Bước 2: Cho học sinh nói tên nốt theo thứ tự trong bài TĐN từ đầu đến hết bài. Câu 1 : Son – Đô – Đô – Mi – Mi – Rê – Son - Son
 Câu 2 : Son – Son – Mi – Rê – Mi – Rê – Mi – Rê – Đô - Đô
Bước 3: Tách tiết tấu cho học sinh nhận biết và tập gõ đệm, đọc tiết tấu theo âm hình tiết tấu.
 Đen- Đen- Đen – Đơn – Đơn – Đen - Đen - Trắng
 Đen - Đơn – Đơn – Đen – Đơn – Đơn – Đơn – Đơn - Đen - Trắng
Bước 4: Cho học sinh nêu các nốt trong bài TĐN từ thấp đến cao. 
Giáo viên đánh đàn chuỗi âm trên cho học sinh luyện đọc từ thấp đến cao và ngược lại từ 3 – 4 lần, hướng dẫn thêm cho học sinh cách đọc TĐN
Bước 5: Cho học sinh tự đọc bài TĐN trên theo sự hiểu biết của mình, tự thể hiện khả năng của mình trước lớp. 
Bước 6: Giáo viên bổ sung sửa chữa thêm cho học sinh đọc được đúng, chia tổ, nhóm luyện đọc kết hợp gõ đệm theo nhịp phách. 
Với mục đích tiếp tục luyện đọc nhạc với yêu cầu cao hơn, hướng đến mục đích là đọc hay và đọc đúng bài tập đọc nhạc nên ở bước này giáo viên tổ chức cho học sinh tập luyện để thể hiện năng khiếu của mình. Bởi vì tập luyện là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho học sinh thành công khi đọc trước người nghe. Khi luyện tập giáo viên cần chỉ ra những nốt khó đọc, những “điểm nút” trong bài đòi hỏi học sinh phải hiểu được mới tìm cách thể hiện điều đó trong cách đọc. Trong bước tập luyện, học sinh phải thảo luận, nhận xét về cách đọc, giải thích vì sao đọc như thế là chưa hay, đọc như thế là chưa đúng. 
Bước 7: Chia nhóm đọc ghép lời ca phối hợp
Bước 8: Thực hiện trò chơi củng cố qua bài TĐN cho 5 em học sinh mỗi em mang tên một nốt nhạc.Trình bày bài tập đọc nhạc theo yêu cầu của giáo viên. Việc tổ chức trò chơi bắt buộc các em phải nhớ vị trí và cao độ của nốt mình mang tên để đọc nhạc và ghép lời bài TĐN. Nếu em nào đọc sai cao độ, tên nốt thì em đó xuống để bạn khác lên thay thế và trò chơi kết thúc khi các em đọc nhạc một cách thành thạo.
Cuối cùng, GV nhận xét chung về giờ học, lưu ý học sinh những chỗ cần luyện đọc thêm và trước khi kết thúc tiết học cho học sinh nghe một bạn đọc hay nhất lớp đọc lại bài tập đọc nhạc vừa học. Như vậy cách đọc và nội dung của bài tập đọc nhạc một lần nữa được khắc sâu trong trí nhớ các em.
Lưu ý: 

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_day_tap_doc_nhac_cho_hoc.doc