Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
Kĩ năng sống: có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống nhưng theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp Quốc (UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là:“ Học để biết, học để làm người, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”.
Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuốc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
- Phân loại kĩ năng sống: Chúng ta đã biết, bốn trụ cột giáo dục của UNESCO thế kỉ 21 là: Học để biết, học để làm, học để làm người và học để chung sống. Theo UNESCO, kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột giáo dục, đó là:
+ Học để biết: gồm các kĩ năng tư duy như phê phán, sáng tạo, quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả, .
+ Học để làm: gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đạt mục tiêu, .
+ Học để chung sống: gồm các kĩ năng giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, .
+ Học để làm người: gồm các kĩ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, kiên định, .
Trên đây chỉ là một trong các cách phân loại kĩ năng sống. Tuy nhiên, mọi cách phân lọai chỉ là tương đối. Trên thực tế, các kĩ năng sống thường không tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau.
Vậy “Biện pháp giáo dục giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học” là gì? Đó là một số cách thức tiến hành tác động có hệ thống đến trẻ em từ 6 đến 11 tuổi một cách phù hợp để trang bị cho các em những kĩ năng cụ thể hoá, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày với mục tiêu “Học để biết, học để làm người, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống” .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
g tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu vắng. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập từ phía gia đình, nhà trường khiến cho học sinh không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ, hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Mặc dù, ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến, tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lí của học sinh nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao. CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH 1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch chỉ đạo việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và triển khai tới toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Hoạt động giáo dục là hoạt động diễn ra liên tục, thường xuyên nên ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch chỉ đạo, cùng giáo viên thực hiện dạy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.Trong những buổi họp hội đồng sư phạm, các kế hoạch này được thông qua để các bộ phận có liên quan biết nội dung công việc cụ thể mà thực hiện trong các hoạt động dạy học. Bên cạnh việc thông qua kế hoạch và đề ra những biện pháp cụ thể, thích hợp nhằm thực hiện từng nội dung kế hoạch, tôi còn xây dựng một lộ trình hợp lý cho từng hoạt động trong từng giai đoạn, từng thời điểm khác nhau của năm học phù hợp với chủ đề từng tháng. Tôi luôn tham gia họp với cấp uỷ Đảng và chính quyền, đoàn thể của địa phương. Thông qua các văn bản, kế hoạch của nhà trường trong việc thực hiện phong trào, tham mưu tích cực với cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương cùng góp sức xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Đầu năm, Ban giám hiệu họp với các đoàn thể, tổ chuyên môn, ban đại diện cha mẹ học sinh và nhân viên nhà trường: Phổ biến mục tiêu, yêu cầu, nội dung và tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Xác định những việc cụ thể, cần làm trong năm học 2014- 2015 và các năm tiếp theo. Việc chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng như tổ chức quán triệt thực hiện kế hoạch ngay từ đầu năm đã định hướng cho giáo viên trong giảng dạy kĩ năng sống cho học sinh. Ngoài ra, Ban giám hiệu cử GV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, chuyên đề, hội thảo về việc giáo dục kĩ năng sống do cấp trên tổ chức. Thường xuyên triển khai các nội dung về kỹ năng sống trong HĐSP và trong học sinh dưới hình thức chuyên đề, thảo luận, sinh hoạt tập thể, tuyên truyền . Giúp cán bộ, giáo viên nhận thức được ý nghĩa của KNS trong xã hội hiện nay và tính tất yếu phải giáo dục KNS cho HS và biết sử dụng các con đường, nguyên tắc giáo dục KNS phù hợp với học sinh Tiểu học nói chung và với từng HS nói riêng. 2. Biện pháp 2: Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Để thực hiện được mục tiêu này điều cốt yếu và có ý nghĩa quyết định đó là người thầy. Thầy cô giáo có trách nhiệm, tâm huyết, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, tích cực đổi mới trong phương pháp dạy học mới thu hút được sự chú ý, say mê, sáng tạo, phát huy trí lực của học sinh. Ban giám hiệu chúng tôi phải hết sức tạo điều kiện tốt cho giáo viên như phân công lớp phù hợp với năng lực, trình độ của giáo viên, sắp xếp thời khoá biểu hợp lý. Vì vậy, 100% giáo viên cảm thấy thoải mái, tự tin và yên tâm công tác, tích cực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt, Ban giám hiệu và 100% giáo viên đã được tập huấn các lớp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Tập huấn kĩ năng sống ... Do đó, giáo viên đã sử dụng hiệu quả các đồ dùng hiện đại như máy vi tính, máy chiếu projeter, sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học, các phần mềm tư liệu, tra cứu thông tin trên mạng Internet. Vì vậy, các đồng chí giáo viên luôn cập nhật các thông tin cũng như phương pháp giáo dục kĩ năng sống phù hợp để áp dụng vào giảng dạy cho học sinh cho nên chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ngày càng được nâng cao. Chất lượng giáo dục cũng như giáo dục kĩ năng sống ngày càng đạt hiệu quả cao hơn và kích thích được sự hăng say của mọi người. Ban giám hiệu chúng tôi đã chọn những tiết dạy đạt điểm cao nhất để động viên, khen thưởng. Đồng thời có những đánh giá và rút kinh nghiệm thật cụ thể những nội dung còn hạn chế. Chỉ đạo và nâng cao chất lượng của hoạt động tổ chuyên môn: hoạt động tổ chuyên môn phải được quan tâm, chú trọng.Các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn phải mang tính thiết thực, cụ thể.Việc trao đổi, thống nhất phương pháp dạy các bài khó, thảo luận những vấn đề giáo viên quan tâm như: cách thức tổ chức các hoạt động học tập của học sinh như thế nào cho hiệu quả, cách thức sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Giáo viên tích cực đổi mới hình thức tổ chức dạy học, áp dụng các hình thức như: Học nhóm đôi, nhóm 4, nhóm 5... thay đổi địa điểm học tập, môi trường học tập, giúp học sinh có hứng thú hơn, giờ học trở lên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Bằng hình thức “Đôi bạn cùng tiến” đã góp phần rất lớn khuyến khích, hướng dẫn học sinh giúp đỡ nhau trong học tập, học sinh khá giỏi giúp học sinh yếu kém, phân công các em đó ngồi cùng một bàn để có những giúp đỡ hàng ngày. Động viên các em mạnh dạn đề xuất ý kiến, sáng kiến của mình trong học tập và hoạt động. Rèn cho các em thói quen tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu thêm tài liệu ngoài bài giảng của giáo viên ở trường. Chính vì được học tập đầy đủ và đa dạng các hình nên các em học sinh đã rất hứng thú với môn học, giúp các em tự tin, chủ động hơn trong học tập, chất lượng giáo dục cũng như kĩ năng sống theo đó mà nâng cao hơn. 3. Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên đưa việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vào tất cả các môn học. Giáo dục phổ thông ở nước ta những năm qua đó được định hướng cả về mục tiờu, nội dung và phương pháp gắn với 4 trụ cột của thế kỷ XXI: Học để biết, học để làm người, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống, đó thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống . Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không phải chỉ thông qua một môn học, một giờ học nào mà ở tất cả các môn học ở Tiểu học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng lồng ghép, tích hợp thêm kỹ năng sống vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục mà theo cách tiếp cận mới. Đó là sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập. Với cách tiếp cận này việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sẽ không nặng nề, quá tải thêm nội dung các môn học nói chung và các hoạt động giáo dục nói riêng, mà ngược lại, còn giúp cho các giờ học, các hoạt động dạy học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, thiết thực, bổ ích hơn và hiệu quả hơn đối với học sinh. Giáo dục cũng như kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học qua môn Tiếng việt, Tự nhiên xã hội, Đạo đức... và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực sau: - Phương pháp dạy học nhóm - Phương pháp nghiên cứu các trường hợp điển hình. - Phương pháp giải quyết vấn đề. - Phương pháp đóng vai. - Phương pháp trò chơi. - Phương pháp dự án... Trong qúa trình giảng dạy, tùy từng bài học cụ thể giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học và áp dụng kỹ thuật dạy học tích cực cho phù hợp để mục tiêu bài học đặc biệt là mục tiêu giáo dục kĩ năng sống đạt kết quả cao nhất. Một số kỹ thuật dạy học tích cực như: kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi... Ví dụ: Trong chương trình lớp Một, ở môn Tiếng Việt, tất cả các bài đều có phần luyện nói theo chủ đề như là: Tự giới thiệu; Bé và bạn bè; Mai sau khôn lớn; Vâng lời cha mẹ; Giúp đỡ cha mẹ; Nghề nghiệp của cha mẹ; Những người bạn tốt; Sức khỏe là vốn quý nhất hay trong các bài tập đọc ... được lồng cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Khi dạy Tiếng Việt chủ đề luyện nói: "Bé Tự giới thiệu", hay môn Đạo đức bài: “Em là học sinh lớp một”, giáo viên cần đưa ra nội dung: “Em hãy nói về bản thân em và làm quen với mọi người”. Sau vài lời khuyến khích đầu tiên, giáo viên tổ chức cho các em đứng thành vòng tròn tự giới thiệu về tên và sở thích của từng em và làm quen với các bạn xung quanh. Lúc đầu các em rất ái ngại không tự tin khi nói về mình nhưng sau đó các em thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại. Thay vào đó là những cánh tay tự tin cùng câu nói chắc gọn: “Mình tên là gì, mình học ở đâu, mình thích và không thích điều gì....” Mặt khác, chương trình môn Tiếng Việt chú trọng rèn kỹ năng nhận thức cho học sinh thông qua một chương trình mang tính tích hợp. Hướng tích hợp được thực hiện thông qua hệ thống chủ điểm học tập, tích hợp một đơn vị kiến thức và kỹ năng mới với những kiến thức và kỹ năng đó học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm. Kiến thức và kỹ năng của lớp trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, nhưng cao hơn, sâu hơn. Với môn Đạo đức thì khả năng Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của môn Đạo đức không những thể hiện ở nội dung môn học mà còn thể hiện ở phương pháp dạy học đặc trưng của môn học. Để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành kĩ năng sống của học sinh thì đòi hỏi giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động sao cho phong phú đa dạng như: Kể chuyện theo tranh, quan sát tranh ảnh băng hình, tiểu phẩm, trò chơi...Thông qua các hoạt động đó, sự tương tác giữa giáo viên- học sinh, học sinh- học sinh được tăng cường và học sinh có thể tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Ví dụ: Khi dạy bài Đạo đức lớp 1- Bài 1: “Em là học sinh lớp một”, đầu tiên bản thân giáo viên cần tự giới thiệu về mình trước các em, sau đó tổ chức cho các em chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi”. Từng nhóm 5 em nắm tay nhau thành vòng tròn, lần lượt từng bạn tự giới thiệu về tên và sở thích của mình để làm quen với các bạn xung quanh. Lúc đầu, các em rất ái ngại không tự tin khi nói về mình nhưng sau đó các em thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại. Thay vào đó là những cánh tay tự tin cùng câu nói chắc gọn: “Mình tên là Hà My, mình là lớp trưởng lớp 1A, mình rất thích xem phim hoạt hình và học môn Toán. Mình không thích ai hay nói dối mẹ” Ví dụ: Môn Tự nhiên và Xã hội là một môn học giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khoẻ, về một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong Tự nhiên và Xã hội; chú trọng việc hình thành và phát triển kĩ năng trong học tập như quan sát, thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật, hiện tượng, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và trong xã hội. Đặc biệt, môn học giúp học sinh xây dựng các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu gia đình, quê hương, trường học và có thái độ thân thiện với thiên nhiên. Vì vậy, môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học là một trong những môn học để giáo viên áp dụng tất cả các mạch kiến thức có trong nội dung từng bài giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh. Cùng với kiến thức cơ bản về con người, về Tự nhiên và Xã hội, việc giáo dục kĩ năng sống qua môn Tự nhiên và Xã hội sẽ góp phần không chỉ khắc sâu thêm các kiến thức của môn học mà còn hình thành thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết giúp học sinh có thể ứng xử có hiệu quả các tình huống thực tế trong cuộc sống. Chẳng hạn: Khi dạy bài 8: “Ăn, uống hàng ngày” thuộc chủ điểm “Con người và sức khỏe”. Với bài học này, mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cần đạt được là: - Kĩ năng làm chủ bản thân: Không ăn quá no, không ăn bánh kẹo không đúng lúc. - Phát triển kĩ năng tư duy phê phán. Với nội dung giáo dục kĩ năng sống như vậy để đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thì giáo viên cần sử dụng phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học tích cực như sau: Phương pháp thảo luận nhóm. Phương pháp hỏi đáp trước lớp. Phương pháp giải quyết vấn đề. Phương pháp đóng vai. Phương pháp trò chơi. Chẳng hạn: ở hoạt động 1:Phương pháp giải quyết vấn đề. “Kĩ thuật Động não” giúp học sinh nhận biết và kể tên những thức ăn, đồ uống chúng ta thường ăn uống hàng ngày. - Trước hết giáo viên chia lớp thành các nhóm 4, trong thời gian một phút các em trong nhóm kể tên các thức ăn,đồ uống mà chúng thường ăn và uống hàng ngày. - Hết thời gian suy nghĩ giáo viên cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức ghi tên các thức ăn, đồ uống đó lên bảng. Để hoàn thành tốt, học sinh phải suy nghĩ kể trong nhóm trước sau đó thi trước lớp. Như vậy giáo viên đó khai thác kiến thức thực tế mà rất gần gũi với các em chắc chắn các em sẽ vô cùng hào hứng tham gia. Sau đó giáo viên cho học sinh quan sát hình( ở trang 18 SGK tự nhiên và xã hội lớp 1), chỉ và nói tên từng loại thức ăn trong mỗi hình. Qua đó giáo viên hỏi học sinh “Em thích ăn loại thức ăn nào trong số đó? Loại thức ăn nào em chưa ăn hoặc không biết, không thích ăn?” Hay qua các câu trả lời của học sinh, giáo viên chọn một em mà hàng ngày em thường ăn nhiều loại thức ăn khác nhau (thịt, cá, trứng, rau, sữa,..) và em đó có cơ thể đẹp, khỏe mạnh...để cho các em thấy được tác dụng của ăn đầy đủ chất. Qua các trường hợp điển hình, gần gũi với các em và qua hoạt động vừa tham gia các em sẽ có kĩ năng sống tốt nhất cho bản thân và từ đó biết thực hành ăn uống các loại thức ăn khác nhau để có cơ thể khỏe mạnh. Như vậy không chỉ ở môn Tiếng Việt, Đạo đức,Tự nhiên xã hội mà tất cả cỏc mụn học ở các khối lớp đều có thể giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh giáo viên cần khai thác nội dung bài cho hợp lý, sử dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp giúp học sinh liên hệ nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng là học sinh Tiểu học nhằm giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả cao. Hay như chương trình “Phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh” được đưa vào chương trình Tiểu học nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về các tai nạn có thể xảy ra với học sinh ở nhà, ở trường, .... Những nội dung phòng tránh tai nạn chính là những kĩ năng mà học sinh cần có được như: Phòng tránh bỏng, phòng tránh đuối nước, phòng tránh ngã, phòng tránh tai nạn giao thông, ....... Mặt khác, các bài dạy về phòng tránh tai nạn thương tích được thiết kế, tổ chức thực hiện theo tinh thành dạy học tích cực với những nội dung nhẹ nhàng, phù hợp với từng lớp học; hình thức linh hoạt, sinh động và có tính hiệu quả, thiết thực. Ví dụ: Để các em có kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các thương tích khác giáo viên cần hướng dẫn các em phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác bằng cách đưa ra những tình huống cho các em xử lí. Chẳng hạn : - Khi đi qua ngã tư có đèn tín hiệu gặp đèn đỏ người và xe phải như thế nào? - Khi nào thì người và xe mới được phép đi? - Trẻ em dưới 7 tuổi phải đi cùng với ai khi đi trên đường phố và khi qua đường? Đi bộ qua đường em phải đi ở đâu? - Khi đi bộ em đi ở đâu? Nếu đường không có vỉa hè thì thế nào? - Em có nên chơi đùa trên đưòng phố không? Có leo trèo qua dãi phân cách và chơi gần dãi phân cách không? Vì sao? - Việc chơi gần đường ray xe lửa có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào? - Khi ngồi trên xe máy em phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo hiểm? Nêu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm? - Các em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa? Theo các em vì sao tai nạn xảy ra? - Giáo dục cho các em tránh các tai nạn trên đường: không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu, xe, ghe, đò ... Như vậy, các em có thể tự xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải trong cuộc sống. 4. Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các hoạt động ngoại khoá. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức theo mục tiêu, nội dung, chương trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bản chất của hoạt động này là thông qua các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp người học chuyển hoá một cách tự giác, tích cực tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm tri thức, thái độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trong môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục. Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp có thể giúp học sinh sống một cách an toàn, khoẻ mạnh có khả năng thích ứng với biến đổi của cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự cần thiết và có nhiều khả năng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Từ các buổi tham quan, tình cảm của các em được gắn bó hơn, mang tính đồng đội, tập thể, tính kỉ luật. Được đến tham quan các cảnh đẹp, di tích lịch sử, các phòng truyền thống của thủ đô... giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước. Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường ở những nơi công cộng. Do đó, cần phát huy tối đa vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một số các hoạt động ngoài giờ lên lớp hỗ trợ hiệu quả cho việc rèn kĩ năng sống cho học sinh: 4.1. Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Đây là một hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là học sinh Tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, tấu vui, độc tấu, nhạc cụ, thi kể chuyện Các hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa. Xác định được tầm quan trọng của hoạt động này nhà trường đã thường xuyên tổ chức các hoạt động phù hợp với chủ điểm từng tháng. Học sinh tham gia biểu diễn văn nghệ 4.2. Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh ở trường Tiểu học. Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái Học sinh tham gia thi aerobic cấp Quận 4.3. Hoạt động lao động công ích: Đây là một loại hình đặc trưng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thông qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội, với công cuộc xây dựng đất nước. Ngoài ra lao động công ích còn góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh. Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức vào đời sống như: Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, lớp. Đây là hoạt động thật sự cần thiết giúp các em thích nghi với cuộc sống xung quanh. Học sinh chăm sóc công trình măng non 4.4. Các phong trào thi đua Trong nhà trường, vai trò và hoạt động của Đội thiếu niên Tiền phong và Sao nhi đồng là góp phần đắc lực nhất trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Người giáo viên, Tổng phụ trách Đội không những là người thầy mà còn là người chị, người anh thân yêu của các em, luôn gần gũi gắn bó với việc tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoại khóa, các đợt thi đua. Các đợt thi đua này đã được giáo viên, tổng phụ trách theo dõi dưới sự chỉ đạo
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_duc_ki_nang.doc