Báo cáo biện pháp Lồng ghép môn Giáo dục công dân để giáo dục môi trường cho học sinh THCS

- Ô nhiễm không khí: việc xả khói bụi và chất hóa học vào không khí. Đó là khí độc cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, cloroflorocacbon.

-Ô nhiễm nước: nước thải công nghiệp chưa xử lí; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước; nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư.

-Ô nhiễm đất: do con người khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu. Con người sử dụng tài nguyên đất để sản xuất nông nghiệp, đảm bảo lương thực, thực phẩm. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số, tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị hoá thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái.

-Ô nhiễm tiếng ồn: do xe cộ, máy bay, nhà máy, và nhạc ở các vũ trường.

 

doc 18 trang Chí Tường 21/08/2023 5690
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Lồng ghép môn Giáo dục công dân để giáo dục môi trường cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Lồng ghép môn Giáo dục công dân để giáo dục môi trường cho học sinh THCS

Báo cáo biện pháp Lồng ghép môn Giáo dục công dân để giáo dục môi trường cho học sinh THCS
ợi:
- Các sách hướng dẫn tham khảo, phương tiện thông tin đại chúng cung cấp nhiều thông tin về môi trường.
- Nhà trường quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ và thường xuyên dự giờ thăm lớp để giáo viên rút kinh nghiệm trong các giờ dạy.
- Học sinh ngoan ngoãn,lễ phép nên công tác giáo dục nhiều thuận lợi. 
1.3 Khó khăn:
- Học sinh chưa quan tâm, chưa ý thức sự hữu ích của môi trường.
- Một số em còn vứt rác chưa đúng nơi qui định.
- Giáo viên còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
1.4 Phạm vi đề tài: Qua một quá trình giảng dạy, bản thân xin trình bày một số bài thuộc môn Giáo dục công dân được lồng ghép để giáo dục môi trường cho học sinh THCS
PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Việc lồng ghép giáo dục môi trường ở môn Giáo dục công dân.
I. Cơ sở của việc lồng ghép:
 Giáo dục môi trường trong trường phổ thông nhằm đạt mục đích là : mỗi học sinh được trang bị về ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất; Biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên. khích lệ ca ngợi người biết bảo vệ môi trường. 
 Là một chủ thể mang tính xuyên suốt trong sự hoà nhập với các môn học khác, giáo dục môi trường mang lại cho học sinh cơ hội hiểu biết về môi trường, hiểu biết các quyết định về môi trường của Nhà nước ta. Giáo dục môi trường tạo ra cơ hội sử dụng các kĩ năng liên quan tới cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em. Tất cả những điều này cho chúng ta hi vọng học sinh có nhiều ý kiến sáng tạo và tham gia tích cực cho sự lành mạnh của thế giới.
II. Phương pháp lồng ghép: kết hợp ba khía cạnh sau đây:
2.1 Thứ nhất: 
 - Hình thành ở học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản đối với các vấn đề về môi trường 
- Chú trọng đến thông tin sự kiện, hoạt động thực tế nhằm rèn luyện kĩ năng . 
2.2 Thứ hai:
- Hình thành thái độ quan tâm đến môi trường, khuyến khích việc sử dụng hợp lí các giá trị môi trường hôm nay và mai sau.
- Hình thành khả năng đánh giá có quyết định trước những vấn đề môi trường.
2.3 Thứ ba:
 - Đề cao cơ hội giúp học sinh gặt hái những kinh nghiệm.
- Quá trình tham gia trực tiếp các hoạt động môi trường sẽ thúc đẩy, củng cố, phát triển các tri thức kĩ năng, thay đổi hành vi, thái độ đánh giá.
- Đối với việc học: Kích thích hứng thú, óc sáng tạo .
- Đối với việc dạy: khai thác tư liệu về môi trường làm công cụ sư phạm.
III. Các bài học được lồng ghép giáo dục môi trường.
 Căn cứ vào nội dung từng bài dạy để lồng ghép. Giáo viên xây dựng các tình huống phù hợp với nội dung kiến thức của bài học, học sinh đánh giá, xử lí các tình huống, sau đó giáo viên đưa ra kết luận và giáo dục học sinh các chuẩn mực đạo đức hoặc pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường. Việc lồng ghép giáo dục môi trường trong mỗi bài có thể tiến hành ở bất kì hoạt động nào của bài học, song phải đảm bảo tính hợp lí. Lưu ý: Đây chỉ là việc lồng ghép, do đó thời gian giành cho việc lồng ghép không kéo dài. 
Lớp 6. Bài 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ 
 (Lồng ghép vào phần cách chăm sóc, rèn luyện thân thể)
Tình huống: Nghe lời mẹ dặn, ngày nào An cũng súc miệng nước muối để bảo vệ răng. Cứ mỗi lần súc miệng là An nhổ ra sân. 
	Nhận xét của em về hành vi của An?
Trả lời: Súc miệng nước muối vào buổi sáng là việc làm thể hiện tự chăm sóc sức khoẻ. Nhưng nhổ nước súc miệng ra sân là một hành vi thiếu văn hoá, làm ô nhiễm môi trường.
Kết luận: Vâng lời là ngoan; tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân là việc làm cần thiết, nhưng bảo vệ môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi người cũng là việc làm quan trọng .
Lớp 6. Bài 2: SIÊNG NĂNG KIÊN TRÌ
	(Lồng ghép vào phần liên hệ)
Tình huống: Một vài gia đình thường đổ rác ra bãi đất trống ven đường cạnh nhà Thanh. Mặc dù Thanh nhiều lần lựa lời ngăn cản nhưng họ vẫn không nghe. Sau đó ngày nào Thanh cũng giành ít thời gian để gom rác bỏ vào một cái bao lớn rồi để ra trước cửa nhà chờ xe rác tới mang đi. Cảm phục trước việc làm của Thanh, mọi người đều bảo nhau không vứt rác bừa bãi ra vệ đường nữa.
 Theo em, việc làm của Thanh thể hiện đức tính gì và có tác dụng ra sao?
Trả lời: Việc làm của Thanh thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì, góp phần làm sạch đường phố, bảo vệ môi trường; thuyết phục người khác bằng việc làm của mình.
Kết luận: Rác thải sẽ phân huỷ tạo ra các loại khí độc hại. Khí độc trong rác bay hơi và khuyếch tán trong không khí làm ô nhiễm không khí, ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ con người .Vì vậy chúng ta không nên xả rác bừa bãi ra đường vừa làm ô nhiễm môi trường, vừa làm mất vẻ mĩ quan đường phố.
 GV: Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và trách nhiệm phát hiện và tố cáo các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường - Điều 6, Luật Bảo vệ môi trường.
Lớp 6. Bài 3: TIẾT KIỆM
	(Lồng ghép vào phần cách rèn luyện tạo thói quen)
Kết luận: Trong cuộc sống, cần phải tiết kiệm, không lãng phí và không làm gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt không được bỏ bao ni lông ra đường. Bởi vì: bao ni lông có thể lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn. Bao ni lông có thể làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh ,vv
Lớp 6. Bài 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
	(Lồng ghép vào phần khái niệm)
Tình huống: Trong giờ gia chơi, Phương và một số bạn khác xuống căn- tin mua rồi mang lên lớp ăn uống với nhau rồi xả rác trong lớp. Hành vi của Phương và một số bạn đã vi phạm điều gì? Tác hại của nó?
Trả lời: Phương và các bạn đã vi phạm nội quy nhà trường, xả rác bừa bãi trong lớp làm mất vẻ mĩ quan và gây ô nhiễm môi trường lớp học. Ngoài ra, nước đổ xuống nền có thể gây trượt ngã, xảy ra tai nạn.
Kết luận: Ở bất cứ nơi đâu, lúc nào mọi người đều phải có ý thức tôn trọng kỉ luật, không gây ô nhiễm môi trường.
 Lớp 6. Bài 6: BIẾT ƠN
	(Lồng ghép vào phần cách rèn luyện)
Tình huống: Đi trên đường rãi nhựa, Tâm nghĩ tới những người đã bỏ công sức để sửa sang, vệ sinh đường sá. Tâm tự nhủ mình phải luôn có ý thức giữ gìn đường làng ngõ xóm sạch đẹp.
 Suy nghĩ của Tâm đã thể hiện điều gì?
Lòng biết ơn c. Ý thức bảo vệ môi trường
Lịch sự, tế nhị d. Cả a và c 
Trả lời: Đáp án d (cả a và c) 
Giải thích: Nhớ tới những người đã bỏ công sức để cho ta có con đường sạch đẹp, đó chính là lòng biết ơn. Lòng biết ơn thể hiện bằng việc làm cụ thể, đó là ý thức giữ gìn đường làng ngõ xóm luôn sạch đẹp: không bẻ gẫy cây xanh hai bên đường, không xả rác, không đổ nước thảiđây chính là ý thức bảo vệ môi trường.
Lớp 6. Bài 8: SỐNG CHAN HOÀ VỚI MỌI NGƯỜI
	(Lồng ghép vào phần bài tập)
 Bài tập trắc nghiệm: Trong các phương án sau đây, phương án nào vừa thể hiện đức tính sống chan hoà với mọi người vừa thể hiện ý thức bảo vệ môi trường?
An cùng các bạn tham gia phong trào làm xanh, xạch, đẹp đường phố.
Thanh không góp ý cho ai cả vì sợ làm mất lòng người khác.
Hoa luôn cởi mở, vui vẻ với mọi người.
Minh luôn chia sẻ với bạn bè những khi gặp khó khăn.
Kết luận: Sống chan hoà với mọi người là vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích, trong đó có hoạt động bảo vệ môi trường.
 Lớp 7. Bài 2: TRUNG THỰC
	(Lồng ghép vào sau phần khái niệm)
Tình huống: Sau tiết thực hành môn hoá học, Quang được phân công rửa các đồ dùng thí nghiệm. Vào phòng vệ sinh, Quang đổ hết tất cả các chất hoá học trong lọ thí nghiệm ra nền nhà rồi đi ra ngoài. Bác lao công phát hiện, gọi Quang quay trở lại. Quang vẫn không nghe và chối không nhận hành vi sai trái của mình. Em có nhận xét gì về hành vi của Quang?
Trả lời:
- Việc Quang không nhận hành vi sai trái của mình chứng tỏ Quang không có tính trung thực.
- Quang đổ các chất ra nền là làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
 Kết luận: Học sinh cần phải rèn luyện tính trung thực trong mọi lúc, mọi nơi, phải biết dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. 
Các chất hoá học là những chất rất nguy hại đến sức khoẻ con người, tuyệt đối không được đổ bừa bãi. 
Lớp 7. Bài 3: TỰ TRỌNG
	(Lồng ghép vào sau phần ý nghĩa)
 Tình huống: Trên đường đi học về, Hà thường có thói quen dùng que quất vào những cây xanh mới trồng hai bên đường. Mặc dù đã được các bạn nhắc nhở nhưng Hà vẫn không nghe, vẫn chứng nào tật ấy. Việc làm của Hà chứng tỏ điều gì? có tác hại ra sao?
 Trả lời: Được các bạn nhắc nhở mà Hà vẫn chứng nào tật ấy, chứng tỏ Hà không có tính tự trọng. Dùng que quất vào cây xanh hai bên đường là hành vi phá hoại môi trường.
 Kết luận: Cây xanh có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người.Trồng cây xanh vừa mang lại vẻ đẹp vừa để giữ không khí trong lành, tránh ô nhiễm do bụi và thiếu ô xi, thừa cabonic và các chất khí độc hại khác, giảm tiếng ồn. Vì vậy chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn bảo vệ nó.
Lớp 7. Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ
	(Lồng ghép vào phần cách rèn luyện)
Tình huống: Cô giáo hỏi Cư: Em có dự định gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá ?
Cư trả lời : Em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt, biết kính trọng và giúp đỡ ông ba, cha mẹ, thương yêu anh chị em, không xả rác, đổ nước thải hoặc vứt xác động vật chết ra đường, luôn giữ gìn nhà cửa, đường phố sạch đẹp.
 Em có nhận xét gì về dự định của Cư? 
 Trả lời: Những dự định của Cư đều góp phần xây dựng gia đình văn hoá, đồng thời cũng thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
Kết luận: Học sinh có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá bằng cách chăm ngoan học giỏi, biết kính trên nhường dưới, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình, phải có ý thức bảo vệ môi trường gia đình cũng như ở khu phố, lối xóm.
Lớp 8. Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI 
	(Lồng ghép vào phần liên hệ)
Tình huống: Trên đường đi học về, Diệu thấy một bác nông dân đang định vứt mấy con gà chết xuống sông.Thấy vậy Diệu liền chạy đến can ngăn và giải thích cho bác hiểu tác hại của việc làm này, nhưng bác ấy không nghe vẫn cố tình vứt tất cả xác gà chết xuống sông. Em có nhận xét gì về hành vi trên đây của bác nông dân?
 Trả lời: Hành vi của bác nông dân chứng tỏ rằng bác ấy không có ý thức bảo vệ môi trường và không tôn trọng lẽ phải. Xác chết động vật sẽ làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của mọi người.
Kết luận: Bảo vệ môi trường là trách nhiêm chung của tất cả mọi người chứ không phải riêng ai. Mọi lúc, mọi nơi, chúng ta cần phải tôn trọng lẽ phải, bảo vệ những điều đúng, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực.
 Gv: Tổ chức cá nhân phải bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp thoát nước, cây xanh, công trình vệ sinh, thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng ở đô thị, nông thôn, khu dân cư, khu du lịch, khu sản xuất- đọc điều 14 luật BVMT
Lớp 8. Bài 2: LIÊM KHIẾT
	(Lồng ghép vào phần cách rèn luyện)
Ông Trí là giám đốc lâm trường, ông đã lợi dụng chức quyền của mình cấu kết với bọn lâm tặc để kiếm lợi (Săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng lấy gỗ quý) Em có nhận xét gì về hành vi của ông Trí?
Trả lời: Ông Trí đã cấu kết với bọn lâm tặc xâm hại nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây hại đến môi trường: săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, gây xói mòn, lũ lụt, làm mất cân bằng sinh thái. Hành vi của ông Trí là hành vi hám lợi, thể hiện lối sống không trong sạch. Hành vi này trái với đức tính gì mà chúng ta học?
Kết luận: Cần phải rèn luyện lối sống liêm khiết để con người được thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn.
 Gv: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các giống, loài thực vật, động vật hoang dã, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, biển, các hệ sinh thái Điều 52: tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường , gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức cá nhân thì ngoài việc bị xử lí theo quy định tại điều 50 và 51 của luật này còn phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Lớp 8. Bài 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
	(Lồng ghép vào phần cách liên hệ)
Tình huống: Trên xe buýt, một thanh niên thản nhiên hút thuốc lá. Hành khách trên xe ngột ngạt vì khói thuốc.
 Em có nhận xét gì về hành vi của anh thanh niên đó?
Trả lời: Anh thanh niên đó đã không có ý thức tôn trọng người khác và còn gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của những người xung quanh.
 Kết luận: Hút thuốc lá rất có hại cho sức khoẻ của bản thân, vả lại hút thuốc lá nơi đông người còn gây hại đến người khác. Vì thế chúng ta không hút thuốc lá dù bất cứ ở nơi nào. Tôn trọng người khác và bảo vệ môi trường cũng chính là tôn trọng và bảo vệ chính mình.
Lớp 8. Bài15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY NỔ, CHẤT ĐỘC HẠI
	(Lồng ghép vào phần nội dung thứ nhất của bài học: Tác hại của tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chât độc hại).
 SGK chỉ nêu tác hại gây tổn thất lớn về người và tài sản. GV bổ sung thêm tác hại thứ hai: gây ô nhiễm môi trường. Đó là:
- Đánh bắt cá bằng thuốc nổ -> Ô nhiễm môi trường nước.
- Các tai nạn cháy nổ khác -> Ô nhiễm bầu không khí.
- Các chất độc thuốc trừ sâu cho rau quả, cây cối không đúng cách sẽ làm ô nhiễm nguồn thực phẩm, ô nhiễm đất và không khí. (minh hoạ bằng tranh ảnh)
Khi tìm hiểu mục 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc điều 23: Tổ chức cá nhân sản xuất, vận chuyển, buôn bán, sử dụng cất giữ, hủy bỏ các chất độc hại, chất dễ cháy, nổ phải tuân theo quy định về an toàn cho người, sinh vật, không gây suy thoái môi trường, sự cố môi trường.
VI. ỨNG DỤNG TRONG BÀI DẠY CỤ THỂ GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
Tiết 2
Bài 2: LIÊM KHIẾT
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức.
- HS hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống.
- HS hiểu được vì sao cần phải sống liêm khiết?
- Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì?
2. Về kĩ năng
HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.
3. Về thái độ
Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết, đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực liên hệ thực tế
- Năng lực phân tích tổng hợp.
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực liên hệ thực tế
- Năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Hình thành và phát triển năng lực
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề
 Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 
Nhóm 1 (TH1):
Hãy nêu và nhận xét về những việc làm của bà Ma-ri Quy-ri?
*Đóng góp cho TG những sản phẩm có giá trị khoa học và KT; Không giữ bản quyền phát minh mà vui lòng sống túng thiếu, sẵn sàng gửi quy trình tách chiết ra- đi cho ai cần tới; Gửi biếu tài sản lớn 1g Ra- đi cho viện nghiên cứu ứng dụng để chữa bệnh ung thư
Nhóm 2 (TH2 )
Hãy nêu và nhận xét hành động của Dương Chấn?
*Không nhận vàng của Vương Mật- người được ông tiến cử làm quan. Ông tiến cử người làm được việc chứ không cần đến vàng của họ.
Nhóm 3 (TH3)
Nhà báo Mĩ đã nhận xét về Bác như thế nào? Em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao?
*Cụ Hồ sống như một người VN bình thườngCụ là người VN trong sạch, liêm khiết.
Theo em, những cách xử sự đó có những điểm gì chung? Vì sao?
GV: Trong điều kiện hiện nay lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng, em hãy tìm một số biểu hiện không liêm khiết trong thực tế (gia đình, nhà trường hay ngoài xã hội)
*Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích
* Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình.
* Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
 * Nói đến liêm khiết là nói đến sự trong sạch trong đạo đức cá nhân của từng người, dù là người dân bình thường hay những cán bộ có chức quyền. Từ xưa đến nay chúng ta rất tôn trọng những người có đức tính liêm khiết.
1) Em hãy cho biết thế nào là liêm khiết? 
2) Tác dụng của đức tính liêm khiết với bản thân em và mọi người?
Hoạt động 3: Luyện tập và củng cố. 
Ông Trí là giám đốc lâm trường, ông đã lợi dụng chức quyền của mình cấu kết với bọn lâm tặc để kiếm lợi (Săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng lấy gỗ quý) Em có nhận xét gì về hành vi của ông Trí?
Kết luận: Cần phải rèn luyện lối sống liêm khiết để con người được thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn.
Gv: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các giống, loài thực vật, động vật hoang dã, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, biển, các hệ sinh thái Điều 52: tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường , gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức cá nhân thì ngoài việc bị xử lí theo quy định tại điều 50 và 51 của luật này còn phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
BT 2: Không đồng ý tất cả các ý kiến.
BT 4: Muốn trở thành người có tính liêm khiết cần rèn luyện trung thực, dũng cảm, trong sạch, không coi trọng của cải vật chất
Hoạt động 4: Dặn dò
- Học thuộc phần bài học.
- Chuẩn bị bài “ Tôn trọng người khác”
đọc 3 câu chuyện 
HS: Thảo luận 
rút ra bài học 
 HS trả lời
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác làm việc nhóm
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực liên hệ thực tế
- Năng lực phân tích, tổng hợp
- Năng lực động não, suy nghĩ
- Năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi
I. Đặt vấn đề.
1. Nhận xét tình huống
a)TH1: Bà là người không tham lam, vụ lợi, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.Không đòi hỏi điều kiện vật chất nào.
b) TH 2
Đức tính thanh cao, vô tư, không hám lợi.
c) TH 3
Bác Hồ là người VN trong sạch, liêm khiết.
2. Bài học
+ Những cách xử sự đó đều biểu hiện lối sống thanh cao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi một điều kiện vật chất nào. Đó đều là biểu hiện của sống liêm khiết.
+Biểu hiện khôngliêm khiết:
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen ích kỉ.
2. ý nghĩa
- Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, được quí trọng, tin cậy 
- góp phần làm xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn.
III. Bài tập
1- BT 1:
- Hành vi liêm khiết: 1, 3, 5 và 7
- Hành vi không liêm khiết: 2, 4 và 6.
2- BT 5:
+ Cần kiệm liêm chính chí công vô tư.
+ Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.
+ Ăn một miếng, tiếng để đời.
+ Đói cho sạch, rách cho thơm.
Trả lời: Ông Trí đã cấu kết với bọn lâm tặc xâm hại nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây hại đến môi trường: săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, gây xói mòn, lũ lụt, làm mất cân bằng sinh thái. Hành vi của ông Trí là hành vi hám lợi, thể hiện lối sống không trong sạch. Hành vi này trái với đức tính gì mà chúng ta học?
*Kết quả:
 Lồng ghép giáo dục môi trường vào môn học giúp học sinh hiểu và nắm được nội dung của bài, đồng thời các em đã biết vận dụng thực tế cuộc sống. Thông qua tiết dạy như vậy nhiều em biết sử dụng công nghệ thông tin tốt, như em:
Bùi Hà Linh Chi– học sinh lớp 9 A1
Đỗ Thị Hải Yến - học sinh lớp 9 A1
Nguyễn Khánh Huyền- học sinh lớp 9 A3	
Phạm Thanh Hiền - học sinh lớp 9 A3
Đào Việt Dũng - học sinh lớp 8A1
Dương Thu Giang - học sinh lớp 8A2
Phạm Công Anh - học sinh lớp 8A5
Kết quả bài kiểm tra học Kì I thể hiện rõ sự tiến bộ của các em.Tỉ lệ bài đạt khá, giỏi tăng:
Năm học/Lớp
8A1
8A2
8A3
8A4
8A5
Khá
Giỏi
Khá
Giỏi
Khá
Giỏi
Khá
Giỏi
Khá
Giỏi
2014-2015
10%
90%
5%
95%
10%
90%
10%
90%
2015- 2016
4%
96%
3%
97%
5%
95%
3%
97%
2%
98%
 PHẦN BA: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. Kết quả của việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường.
	Qua việc lồng ghép giáo dục môi trường được trình bày ở trên, nhận thấy giờ học sinh động, hiệu quả. Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên. Tuy nhiên, việc nhắc nhở nhau: không xả rác bừa bãi, chăm sóc cây xanh... còn những hạn chế. Do đó, giáo viên cần chú ý quan sát giúp đỡ các em tạo thói quen về vệ sinh

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_long_ghep_mon_giao_duc_cong_dan_de_giao_du.doc