Báo cáo biện pháp Khai thác kênh hình trong giờ dạy học Lịch sử
Nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở là phải cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học để trên cơ sở đó giáo dục tư tưởng, chính trị, phẩm chất, đạo đức và bồi dưỡng khả năng nhận thức, tư duy cho học sinh, với các nhiệm vụ: Giáo dưỡng, Phát triển năng lực Để đạt được điều đó, phương pháp dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở phải đổi mới theo hướng phát huy tính sáng tạo, tích cực, độc lập của học sinh, đem lại hứng thú học tập cho các em. Một trong những biện pháp để thực hiện đổi mới cách dạy học theo hướng trên là sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử.
Vấn đề khai thác kênh hình nhằm tạo hứng thú trong dạy học lịch sử không còn là vấn đề mới đối với khoa học giáo dục và được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Khai thác kênh hình trong giờ dạy học Lịch sử
h giáo khoa. Muèn n©ng cao chÊt lîng d¹y häc lÞch sö ë trường Trung học cơ sở, chóng ta cÇn n¾m v÷ng ý nghÜa vµ c¸ch sö dông kªnh h×nh trong sách giáo khoa vµ më réng thªm kªnh h×nh Êy b»ng nh÷ng tranh ¶nh, lîc ®åchóng ta su tÇm ®îc tõ bªn ngoµi. Ngoài ra việc sử dụng bản đồ cũng ®ßi hỏi phải cã nh÷ng ph¬ng ph¸p cần thiết để thu ®îc kÕt qu¶ tèt nhÊt. V× vËy, s¸ng kiÕn kinh nghiÖm : “ Khai thác kênh hình trong giờ dạy học Lịch sử” ®îc h×nh thµnh kh«ng chØ nh»m x¸c lËp mét hÖ thèng thao t¸c khoa häc ®Ó ®Þnh híng ph¬ng ph¸p trong d¹y häc lÞch sö mµ cßn mong muèn ®a ra mét vµi ý kiÕn ®ãng gãp nhá ®èi víi viÖc gi¶ng d¹y vµ häc tËp m«n LÞch sö. II/ Mục đích nghiên cứu: Mục đích mà đề tài này hướng đến là khơi dậy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh thông qua việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở. Đó là các hình ảnh về bản đồ, lược đồ, nhân vật lịch sử cũng như về các sự kiện lịch sử của Việt Nam và Thế giới. Qua việc khai thác kênh hình học sinh sẽ được rèn luyện khả năng tư duy, trình bày được các sự kiện lịch sử, được khắc sâu và ghi nhớ nội dung của bài học. III/ Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của tôi là học sinh lớp 9 trong giờ dạy học lịch sử. Trong quá trình thực hiện đề tài khoa học này tôi chủ yếu sử dụng sách giáo khoa lịch sử lớp 9 và bản đồ giáo khoa lịch sử tương ứng. IV/ Phương pháp và kế hoạch nghiên cứu: Phương pháp tiếp cận vấn đề của chúng tôi trong đề tài khoa học này chủ yếu là tiếp cận hệ thống tổng hợp tri thức liên ngành và dạy học theo khuynh hướng tích hợp các nội dung kiến thức. Ngoài ra trong quá trình thực hiện bài tập này tôi vận dụng những phương pháp cụ thể như: Ph¬ng ph¸p quan s¸t Ph¬ng ph¸p thèng kª, su tÇm. Ph¬ng ph¸p hÖ thèng ho¸, kh¸i qu¸t ho¸. Ph¬ng ph¸p so s¸nh, ®èi chiÕu. Ph¬ng ph¸p ph©n tÝch sù kiÖn lÞch sö. Kế hoạch nghiên cứu: Để thực hiện được phương pháp nghiên cứu trên tôi đã đề ra cho mình những kế hoạch như sau : - Xác định những nội dung lí luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Xác định thực trạng của vấn đề. - Các biện pháp đã tiến hành dạy học một tiết cụ thể trong chương trình trung học cơ sở. B/ PHẦN THỨ HAI: Giải quyết vấn đề I/ Những nội dung lí luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu Nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở là phải cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học để trên cơ sở đó giáo dục tư tưởng, chính trị, phẩm chất, đạo đức và bồi dưỡng khả năng nhận thức, tư duy cho học sinh, với các nhiệm vụ: Giáo dưỡng, Phát triển năng lựcĐể đạt được điều đó, phương pháp dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở phải đổi mới theo hướng phát huy tính sáng tạo, tích cực, độc lập của học sinh, đem lại hứng thú học tập cho các em. Một trong những biện pháp để thực hiện đổi mới cách dạy học theo hướng trên là sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử. Vấn đề khai thác kênh hình nhằm tạo hứng thú trong dạy học lịch sử không còn là vấn đề mới đối với khoa học giáo dục và được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. Từ trước tới nay đã có nhiều định nghĩa về bản đồ giáo khoa. L.X.Garaevxkaia định nghĩa: “Bản đồ giáo khoa là những giáo cụ trực quan phục vụ cho giảng dạy”. Nếu quan niệm như thế thì vô tình xếp bản đồ giáo khoa vào các phương tiện dạy học thuần tuý. Buđanov lại quan niệm: “Những bản đồ phục vụ cho việc giảng dạy ở trường phổ thông gọi là bản đồ giáo khoa”. Quan niệm như thế cũng chưa đầy đủ, bởi vì trong hệ thống giáo dục có rất nhiều hình thức đào tạo, như giáo dục Phổ thông, Cao đẳng, Đại học U.C.Bilichvà A.C. Vasmus đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn: “Bản đồ giáo khoa là những bản đồ được sử dụng trong mục đích giáo dục, cần đảm bảo cho việc dạy và học trong các cơ quan giáo dục dưới tất cả mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp từ học sinh đến đào tạo chuyên gia. Những bản đồ đó cũng được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, trước hết là địa lí và lịch sử”. N.G.Đairi trong cuốn: “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”, đã khẳng định “Tính cụ thể, tính hình ảnh là những sự kiện có giá trị lớn lao, chúng cho phép hình dung lại quá khứ chỉ bằng những chi tiết cụ thể, dễ nhìn mới giúp học sinh hình thành ở học sinh niềm tin vững chắc” Trong cuốn “Một số vấn đề địa danh học Việt Nam” tác giả Nguyễn Văn Âu đã đề cập đến một số quan niệm về địa danh, về mặt không gian địa lí tự nhiên và xã hội. Cuốn sách viết nhằm phục vụ cho nghiên cứu địa danh cho nên có thể làm nguồn tư liệu tham khảo giúp tìm hiểu quan niệm về địa danh, địa điểm xảy ra các sự kiện lịch sử một cách khoa học. Định nghĩa được coi là đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất đối với mọi loại tài liệu bản đồ giáo khoa, kể cả khi dùng các phương tiện hiện đại trong tự động hoá để thành lập và sử dụng bản đồ giáo khoa nói riêng và bản đồ nói chung có lẽ là định nghĩa sau đây: “Bản đồ giáo khoa là sự biểu hiện thu nhỏ của mặt đất trên mặt phẳng, theo một cơ sở toán học nhất định, bằng phương tiện đồ hoạ (ngôn ngữ bản đồ). II/ Thực trạng vấn đề Lịch sử là một môn học chiếm số lượng tiết không lớn so với toàn bộ các môn khác. Tuy nhiên những tiết học yêu cầu sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử lại chiếm số lượng tương đối lớn trong chương trình. Qua điều tra tôi nhận thấy hầu hết học sinh đều đã được tìm hiểu bản đồ, lược đồ, nhân vật lịch sửTuy nhiên nội dung kiến thức học sinh nắm được sau khi được tìm hiểu còn sơ sài, chưa nắm được bản chất của vấn đề, hiểu chưa sâu và nhanh quên. Từ đó khó có thể hình thành được khái niệm lịch sử, phát triển khả năng quan sát, phân tích sự kiện lịch sử cũng như trí tưởng tượng và khả năng ngôn ngữ của học sinh. Đây cũng được xem là lí do khiến học sinh chưa yêu thích môn lịch sử, dẫn đến tình hình học sinh cảm thấy thờ ơ, không thích học và điểm thi lịch sử trong những năm gần đây chưa cao. Muốn giải quyết tình trạng này phải xuất phát từ thái độ tích cực, chủ động, độc lập, sang tạo của người dạy và người học, với việc sử dụng một cách hiệu quả nhằm tạo biểu tượng lịch sử đặc biệt là biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử đều là điều hết sức cần thiết. Qua đó, tôi nhận thấy đã đến lúc chúng ta cần phải nghiêm túc xem xét việc xác định vị trí trong dạy học lịch sử trường Trung học cơ sở hiện nay. Trong quá trình thực tế giảng dạy những năm qua, tôi đã rút ra một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế nêu trên: - Về phía giáo viên: Một số giáo viên còn chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng hệ thống kênh hình nói riêng và đồ dung trực quan nói chung để tạo biểu tượng cho học sinh. Nhiều thầy cô còn chưa phát huy tính tích cực của học sinh qua hệ thống kênh hình trên lớp. Giáo viên còn chưa tự giác, chưa tập trung sưu tầm kênh hình để phục vụ cho bài giảng. Trong khi đó hệ thống kênh hình còn sơ sài, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế, còn quá ít so với bài giảng Một số giáo viên chưa thực sự âm huyết với nghề, chưa thực sự đầu tư cũng như tâm huyết vào việc chuẩn bị bài giảng. Một số khác còn quen với cách dạy truyền thống “thầy đọc trò chép” làm cho học sinh chán nản, buồn tẻ nên không phát huy được tinh thần học tập tích cực của học sinh. - Về phía học sinh: Đa số học sinh còn quan niệm chưa đúng về vai trò, vị trí của bộ môn Lịch sử. Quan niệm Lịch sử là môn phụ, không cần đòi hỏi đầu tư về thời gian và sức lực còn rất phổ biến trong tâm lí của học sinh. Học sinh chỉ chú ý tới những môn học như Toán, Lý, Hóa, Văn, Anhmà đã vô tình quên đi một môn học gắn với truyền thống quí báu hang ngàn đời nay. Trong giờ học Lịch sử, các em thường học trong tâm lý “gượng ép”, buồn chán thậm chí một số học sinh mang lại bài tập của các môn học khác ra học thay cho việc học và chép bài môn Lịch sử. Xuất phát từ yêu cầu bức thiết của việc dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử là một tất yeeys trong đó việc sử dụng kênh hình để tạo hứng thú cho học sinh là rất cần thiết, vô cùng đúng đắn và hiệu quả để có thể nâng cao hiệu quả của mỗi bài học lịch sử. Dựa trên những thực trạng còn tồn tại như đã nêu, tôi cho rằng nếu giáo viên truyền đạt kiến thức Lịch sử một cách sinh động, dễ hiểu thì sẽ thu hút được học sinh quan tâm, yêu thích với môn học. Sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử sẽ giúp học sinh hiểu bài nhanh, ghi nhớ kiến thức logic... Đối với một giờ dạy lịch sử nhất là để trình bày vị trí của một trận đánh thì việc sử dụng kênh hình, cho học sinh quan sát bản đồ, lược đồ sẽ có tác dụng tích cực đối với học sinh, thu hút sự hứng thú của các em vào bài giảng. Ngoài ra, chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của một số phương pháp có thể làm tăng hiệu quả của việc khai thách kênh hình trong giờ dạy Lịch sử, như một số phương pháp sau: + Phương pháp quan sát: Dạy HS cách sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp hình ảnh trong bài. Tác dụng của phương pháp quan sát này là: Được sử dụng phổ biến trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội. HS quan sát chủ yếu là để nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của cơ thể người, của cây xanh, một số động vật, hoặc để nhận biết các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sống hàng ngày Cách tiến hành như sau: Bước 1: Xác định mục đích quan sát. Cần xác định rõ mục tiêu kiến thức hay kĩ năng. Bước 2: Lựa chọn đối tượng quan sát. Phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát. Quan sát cá nhân, nhóm hoặc cả lớp. Tùy theo mục đích và đối tượng , giáo viên cần chỉ dẫn cho học sinh sử dụng nhiều giác quan để phán đoán, cảm nhận sự vật và hiện tượng Sử dụng những câu hỏi hướng dẫn quan sát - Quan sát toàn thể à đến bộ phận, chi tiết. - Quan sát từ bên ngoài à bên trong. Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát Học sinh tự trình bày Giáo viên tổ chức cho học sinh hoàn thiện và bổ sung Người giáo viên cần nhận thức được đây là yếu tố rất quan trọng trong sử dụng bản đồ giáo khoa nên khi tiến hành giáo viên cần tự đặt ra câu hỏi: Đối tượng được lựa chọn để quan sát có phù hợp không ? Cách thức giáo viên tổ chức và hướng dẫn Học sinh có được dẫn dắt để tự tìm ra được kiến thức không ? + Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật, miêu tả xen kẽ với đàm thoại: Tường thuật là trình bày có chủ đề về một biến cố hay một quá trình lịch sử, những hoạt động cụ thể của quần chúng hay một nhân vật lịch sử . Trong tường thuật bao giờ cũng có chủ đề, tình tiết nhất định nhằm kích thích trí tưởng tượng của học sinh về những hình ảnh của quá khứ. Miêu tả là cách trình bày những đặc trưng của một sự vật, sự kiện lịch sử để nêu lên những bản chất chủ yếu, cấu tao bên trong cũng như hình dáng bên ngoài của chúng. Khác với tường thuật, miêu tả không có chủ đề mà chỉ có đối tượng cụ thể cần phải trình bày. Ví dụ như giáo viên miêu tả về đặc điểm của khu giải phóng Việt Bắc ... Tường thuật và miêu tả là cách trình bày miệng quan trọng thường sử dụng khi kết hợp với khai thác kênh hình để tìm hiểu các sự kiện nhằm đảm bảo tính khoa học và chân thực, sinh động của bức tranh quá khứ, học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn, phát triển năng lực nhận thức. + Sử dụng tranh ảnh kết hợp với miêu tả khái quát có phân tích trao đổi, đàm thoại: Tranh ảnh lịch sử mang tính hình tượng, góp phần cụ thể hóa kiến thức, có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, khiến học sinh them yêu thích môn lịch sử. Vì vậy, trong dạy học lịch sử cần kết hợp ngôn ngữ phù hợp với tranh ảnh làm sống dậy các sự kiện với không gian , diễn biến chân thực sinh động, các nhân vật lịch sử làm sang tỏ nội dung tranh ảnh. Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể sử dụng cách miêu tả toàn cảnh và miêu tả có khái quát phân tích. Miêu tả toàn cảnh nhằm khắc họa bức tranh trọn vẹn về đối tượng được trình bày. Miêu tả có phân tích tập trung tập trung vào một điểm chủ yếu, để nó đi sâu vào phân tích cơ cấu bên trong của sự vật. + Mét sè c¸ch lµm khác cã hiÖu qu¶ khi sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử. - Khi nãi ®Õn ®Þa danh, l·nh thæ hay khu vùc ®Þa lÝ nµo ®ã, gi¸o viªn võa gi¶ng râ rµng, chËm, võa chØ nh÷ng ®Þa danh ®ã trªn b¶n ®å. - §Ó gióp häc sinh ghi nhí vÞ trÝ c¸c ®èi tîng ®Þa lÝ trªn b¶n ®å, gi¸o viªn khi d¹y cã thÓ sö dông nh÷ng m¶ng mÇu kh¸c nhau g¾n lªn b¶n ®å ®Ó lµm næi bËt vÞ trÝ cña sù kiÖn lÞch sö. - Sử dụng bài tập về nhà để củng cố kĩ năng khai thác, sử dụng kênh hình cho học sinh. III/ Các biện pháp đã tiến hành Hướng dẫn khai thác một số lược đồ cụ thể: Cuéc vËn ®éng tiÕn tíi c¸ch m¹ng th¸ng T¸m n¨m 1945 TIẾT 24 BAØI 21 ViÖt Nam trong nh÷ng n¨m (1939-1945) II. Nhöõng cuoäc noåi daäy ñaàu tieân. Hình 34 – Sách giáo khoa Lịch sử 9 Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn *Phương pháp sử dụng: Lược đồ này được sử dụng khi dạy mục II, ý 1 –Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940). Để thuận lợi cho học sinh quan sát , giáo viên có thể phóng to lược đồ ra giấy khổ lớn, hoặc sử dụng bản đồ treo tường in sẵn (nếu có). Trước hết, giáo viên giới thiệu khái quát lược đồ (các kí hiệu), hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ, kết hợp với nội dung trong sách giáo khoa và gợi mở từng ý để học sinh tìm hiểu.Chú ý làm rõ các ý sau: (căn cứ vào đây giáo viên có thể lần lượt đặt ra từng câu hỏi dẵn dắt học sinh khai thác lược đồ này). Đảng bộ Bắc Sơn đã kịp thời lợi dụng điều kiện thuận lợi tại địa phương phát động nhân dân vùng lên và giành được thắng lợi ngay khi khởi nghĩa nổ ra. Tuy mâu thuẫn về quyền lợi, nhưng thức dân Pháp và phát xít Nhật lại câu kết với nhau để đàn áp cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân đã đấu tranh quyết liệt chống khủng bố, duy trì lực lượng cách mạng. Sau khi học sinh trao đổi và phát biểu ý kiến, giáo viên lược thuật cuộc khởi nghĩa trên bản đồ và chốt lại những ý cơ bản. Kết thúc, giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận về nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn. Nếu thời gian không cho phép, giáo viên có thể giới thiệu khái quát lược đồ, dựa vào đó để trình bày diễn biến khởi nghĩa. Kết thúc giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận về nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn. Hình 34- Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn Hoạt động 1: Trước khi khai thác giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, tập trung sự chú ý của các em bằng một số câu hỏi như: - Vì sao Đảng bộ Bắc Sơn quyết định khởi nghĩa (nguyên nhân trực tiếp)? - Nhân dân và Đảng bộ Bắc Sơn đã làm được những gì? - Kết quả của cuộc khởi nghĩa? Chúng ta thu được gì từ sau cuộc khởi nghĩa này? Hoạt động 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát và trình bày hiểu biết của mình dựa trên những câu hỏi gợi ý của giáo viên. Hoạt động 3: Giáo viên tiến hành miêu tả cho học sinh. Sau khi miêu tả giáo viên yêu cầu HS thảo luận: Nguyên nhân thất bại và Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn? → Giáo viên nhận xét và chốt ý nhanh. *Nội dung: Ngày 22-9-1940, Pháp buộc phải kí với Nhật Bản hiệp định mở cửa Đông Dương cho Nhật tràn vào. Ngay đêm đó Nhật tấn công Lạng Sơn. Quân Pháp ở đây tuy đông nhưng chỉ sau vài ngày chiến đấu đã tan rã, số lớn đầu hàng, số còn lại tháo chạy về Thái Nguyên qua đường Bắc Sơn. Chính quyền thực dân ở vùng này lung lay, tan rã. Nhân cơ hội đó ngày 27-9-1940 Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy. Họ chiếm đồn Mỏ Nhài. Viên Tri châu Bắc Sơn bỏ trốn. Chính quyền địch ở Bắc Sơn tan rã. Chính quyền cách mạng được thành lập. Những mấy hôm sau Nhật đã thỏa hiệp với Pháp. Được Nhật trao trả tù binh, Pháp quay lại chiếm đóng Lạng Sơn và thẳng tay đàn áp cuộc khởi nghĩa. * Có điều kiện giáo viên có thể trình bày cụ thể hơn: Đêm 22-9-1940, Nhật tấn công vào Lạng Sơn. Quân Pháp ở đây tuy đông, nhưng chỉ sau vài ngày chống cự, đến ngày 25-9-1940, đã tan rã và hoảng hốt chạy về Thái Nguyên, qua đường Bắc Sơn. Chính quyền thực dân ở những vùng này lung lay, các viên tri châu Thất Khê, Điềm He, Tràng Định và cả viên đại úy Pháp đồn trưởng Bình Gia chạy trốn, viên tri châu Na Sầm bị dân bắt. Nhân cơ hội đó, nhân dân Bắc Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nổi dậy chặn đánh tàn quân Pháp, thu giữ vũ khí và vận động binh lính ngụy rời bỏ hàng ngũ địch. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ: Ngày 27-9-1940, nhân dân Bắc Sơn (có sự tham gia của một số binh lính người Việt) với lượng khoảng 600 người, đã nổi dạy chiếm đồn Mỏ Nhài, viên tri châu Bắc Sơn hoảng sợ bỏ trốn, chính quyền địch ở Bắc sơn tan rã, chính quyền cách mạng lập tức được thành lập, nhân dân hoàn toàn làm chủ châu lị và các vùng trong châu. Cuộc khởi nghĩa đã dành thắng lợi một cách nhanh chóng. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ, làm cho thực dân Pháp và phát xít Nhật rất lo sợ. Chúng vội hòa hoãn với nhau để tập trung đàn áp cuộc khởi nghĩa. Được Nhật trả tù binh trong trận đại bại ở Lạng Sơn, ngày 28-10-1940, thực dân Pháp đã mở cuộc tấn công đánh úp Vũ Lăng, sau đó tiến hành hàng loạt các cuộc đàn áp, khủng bố phong trào quần chúng ở Bắc Sơn và cả ở Lạng Sơn, Thái Nguyên. Riêng ở Bắc Sơn, thực dân Pháp đã dã man bắn giết những người tham gia khởi nghĩa, đốt phá làng bản, cướp đoạt tài sản Do đó, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng thất bại. Sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, lực lượng vũ trang trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn vẫn kiên cường đấu tranh chống địch khủng bố. Hội nghị lần thứ VII của Ban chấp hành Trung ương họp ở Đình Bảng (Từ Sơn – Bắc Ninh) đã quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập đội du kích Bắc Sơn, xây dưng căn cứ địa cách mạng, lấy vùng Bắc Sơn - Vũ Nhai làm trung tâm. IV/ Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm Để khảo sát chất lượng và kết quả của đề tài này, trong quá trình thực hiện tôi đã tiến hành thử nghiệm so sánh kết quả giữa 2 nhóm lớp + Nhóm 1: gồm 9A4 được vận dụng phương pháp nói trên. + Nhóm 2: gồm 9A5 không vận dụng phương pháp nói trên. Kết quả trung bình thu được giữa 2 nhóm như sau: Kết quả Lớp Vận dụng được kiến thức Khắc sâu sự kiện Rèn kĩ năng thực hành Nhóm 1 82% 87% 77% Nhóm 2 47% 54% 42% Qua kết quả thực nghiệm cho thấy: điểm số của lớp thực nghiệm cao hơn đáng kể. Điểm giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, số lượng điểm khá tăng lên khá nhiều, số lượng điểm trung bình giảm. Tỉ lệ điểm yếu, yếu kém đã không còn trong khi lớp đối chứng là 2 em. Điều đó cho thấy tính khả thi của đề tài. Trước khi tiến hành thực nghiệm tôi có tiến hành điều tra về tình hình học tập chung của lớp làm thực nghiệm và đối chứng, được biết tình hình học tập môn Lịch sử của hai lớp thì tôi thấy rằng chất lượng học tập môn Lịch sử của hai lớp là tương đương nhau. Sau khi tiến hành thực nghiệm và điều tra, tôi thấy rằng việc nắm kiến thức của hai lớp có sự khác nhau. Điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với lớp đối chứng, điểm yếu kém không còn. C/ PHẦN THỨ BA: Kết luận và khuyến nghị I/ Kết luận Đề tài này dựa trên quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và tham khảo của bản thân tôi. Đây cũng là kết quả tôi thu được dựa trên kinh nghiệm và những giờ dạy thực tế của mình tại trường THCS. Từ kết quả trên, tôi thấy rằng việc sử dụng kênh hình cho học sinh trong giờ học Lịch sử là rất cần thiết và góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của bài học Lịch sử. Nếu như không có những biện pháp sư phạm theo hướng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, đặc biệt là sử dụng đồ dùng trực quan nhằm tạo biểu tượng về không gian, địa danh diễn ra các sự kiện, hiện tượng lịch sử thì học sinh vẫn hiểu bài, nhớ vài nội dung quan trọng song các em vẫn chưa có kiến thức về địa danh, không gian lịch sử nên có sự nhầm lẫn giữa các địa danh, học sinh chưa hiểu bài sâu sắc. Trên cơ sở điều tra tình hình thực tiễn tôi rút ra một số kết luận: - Tôi nhận thấy tính hiệu quả của việc sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử là cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học. - Khi khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử giáo viên cần chú ý sử dụng tài liệu địa danh lịch sử nhằm giúp học sinh ghi nhớ sâu sắc kiến thức, kích thích hứng thú học tập của học sinh. Giáo viên cần chú ý đến tính vừa sức đối với học sinh, kích thích và phát huy năng lực nhận thức của các em qua bài học. Bên cạnh đó kết hợp với vở bài tập lịch sử Giáo viên có thể yêu cầu học sinh điền, vẽ, hoàn thiện
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_khai_thac_kenh_hinh_trong_gio_day_hoc_lich.doc