Báo cáo biện pháp Khắc sâu kiến thức cho học sinh thông qua giải một số dạng bài tập cơ bản môn Hóa học lớp 8 ở trường trung học cơ sở

Xuất phát từ mục đích không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, hình thành các kỹ năng giải bài tập cho học sinh và vì:

Bài tập hóa học giúp học sinh củng cố những kiến thức kỹ năng đã học, là một trong những nguồn để hình thành kiến thức , kỹ năng mới cho học sinh .

Trong khi giải bài tập hóa học , học sinh sẽ ôn luyện được kiến thức cũ và tìm kiếm được kiến thức mới, kỹ năng mới thông qua giải bài tập hóa học là một trong những hình thức luyện tập chủ yếu và được tiến hành nhiều nhất trong việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng, bài tập hóa học là phương tiện hữu hiệu để rèn luyện và phát triển tư duy học sinh . Ngoài ra, đối với giáo viên bài tập hóa học còn là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh .

 Để cho học sinh có hứng thú trong học tập bộ môn Hóa học , trong tình trạng hiện nay nhiều học sinh học kém Toán dẫn đến ngại học bộ môn Hóa học

Một số học sinh học khá thì coi Hoá học là bộ môn phụ. Vậy tôi thiết nghĩ để học sinh học tốt hơn, có hứng thú hơn, tiếp thu kiến thức hóa học nhanh hơn, tốt hơn.Tôi mạnh dạn có một vài ý tưởng về phương pháp hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học ở một số dạng bài tập trong chương trình hóa học lớp 8 THCS giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản trong việc giải bài tập hóa học.

 

doc 23 trang Chí Tường 21/08/2023 5840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Khắc sâu kiến thức cho học sinh thông qua giải một số dạng bài tập cơ bản môn Hóa học lớp 8 ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Khắc sâu kiến thức cho học sinh thông qua giải một số dạng bài tập cơ bản môn Hóa học lớp 8 ở trường trung học cơ sở

Báo cáo biện pháp Khắc sâu kiến thức cho học sinh thông qua giải một số dạng bài tập cơ bản môn Hóa học lớp 8 ở trường trung học cơ sở
n tố trong hợp chất 
7. Dạng bài tập liên quan đến PTHH 
8. Dạng bài tập về dung dịch 
4. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM: 
1- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu chương trình SGK lớp 8 và lớp 9, thu thập tìm hiểu các tài liệu tham khảo có liên quan.
2 - Phương pháp thực nghiệm: Trao đổi và thảo luận để thống nhất phương pháp và xây dựng hệ thống giải các bài toán hóa học cụ thể .
3- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Rút ra các ưu điểm, nhược điểm của học sinh trong phương pháp giải các dạng bài tập.Từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu để khắc phục.
5. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
- Phạm vi nghiên cứu: Các bài tập hóa học không vượt qua chương trình môn Hóa học lớp 8 ở trường THCS.
- Thời gian nghiên cứu: 8 tháng
+ Bắt đầu viết đề cương: từ ngày 20-8-2016. 
+ Tiến hành khảo sát HS: tháng 12/2016
+ Từ tháng 1/2016 bắt đầu vận dụng các phương pháp nghiên cứu 
của đề tài
+ Thời gian hoàn thành SKKN và tổng hợp kết quả sau khi áp dụng 
 đề tài: ngày 07- 4- 2017 
PHẦN II : NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
A. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN:
Hướng dẫn học sinh giải một số dạng bài tập hóa học cơ bản, là một trong những nguồn hình thành kiến thức, kỹ năng mới cho học sinh và củng cố những kiến thức đã học. Trong khi giải bài tập, tôi định hướng cho học sinh thực hiện phương pháp gần giống như tìm tòi nghiên cứu khoa học, phát hiện và tìm ra lời giải.
Tuy nhiên sự tìm tòi của học sinh dù là độc lập nhưng vẫn được sự hướng dẫn của giáo viên bằng những câu hỏi gợi mở, những yêu cầu vừa sức với học sinh. 
Để cho hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp với từng bài học, tôi phân loại thành một số dạng bài tập như sau: 
+ Dạng bài tập lập công thức hóa học.
+ Dạng bài tập tìm hóa trị của nguyên tố trong hợp chất 2 nguyên tố. 
+ Dạng bài tập về mol, khối lượng mol, thể tích mol. 
+ Dạng bài tập về tính khối lượng (x) trong (a) gam hợp chất. 
+ Bài tập tìm khối lượng của hợp chất trong đó có chứa (a) gam nguyên tố
+ Bài tập tính thành phần % về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất . 
+ Dạng bài tập về PTHH 
+ Dạng bài tập về dung dịch
Sau khi giải những dạng bài tập trên, học sinh rút ra được một số phương pháp giải đối với từng loại bài tập.
B.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 
- Qua khảo sát khi chưa áp dụng đề tài này, tôi tiến hành khảo sát ở lớp 8A2,8A3 là các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy với đề bài:
 1. Hãy lập công thức hóa học của axít sunfurơ, biết gốc axít SO3 có hóa trị II 
 2. Tìm hóa trị của Lưu huỳnh trong hợp chất H2S 
 3. Tính số mol nước có trong 1,8 . 1023 phân tử nước.
* Kết quả thu được như sau:
	Tỉ lệ
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Lớp 8A2
11%
33,3%
49%
6,7%
0%
Lớp 8A3
10%
33%
50%
7%
0%
- Tôi nhận thấy kết quả thấp là do học sinh còn rất lúng túng về phương pháp giải, chưa nắm vững phương pháp giải đối với từng dạng bài tập, cách trình bày còn thiếu logic và chưa chặt chẽ.
- Qua gần gũi tìm hiểu thì các em cho biết: nhiều em muốn học nhưng chưa biết cách học, đang còn học một cách thụ động, các em chưa biết tư duy để tìm ra phương pháp giải cho mỗi dạng bài tập cơ bản.Lí do là các em mới được tiếp xúc với môn Hóa học nên nhiều khái niệm các em còn chưa hiểu rõ, đầy đủ ý nghĩa của nó, thời gian để các em rèn luyện làm bài tập còn hạn chế.
C.MÔ TẢ, PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP:
Để cho sáng kiến có tính thực tiễn hơn, trong phần nội dung tôi đưa ra một số ví dụ cụ thể sau (Có liên hệ với những thử nghiệm nhưng chưa thành công): 
1.Dạng bài tập: Lập công thức hóa học 
- Ví dụ 1: Viết CTHH của khí metan biết phân tử do nguyên tố Cacbon và Hiđro tạo nên (Hóa trị của Cacbon là IV và Hiđro là I ) 
*Nghiên cứu đầu bài: Có thể tìm số nguyên tử mỗi nguyên tố dựa vào quy tắc hóa trị
Xác định hướng giải
Bước 1: Viết CTHH dạng chung của Cacbon và Hiđro.
Bước 2: Tìm số nguyên tử mỗi nguyên tố: 
- Ghi hóa trị trên kí hiệu tương ứng 
- Lập biểu thức theo quy tắc hóa trị
- Lập tỉ lệ tối giản x/y 
- Tìm x ,y 
Bước 3 : Viết CTHH với x, y đã biết 
Trình bày lời giải
CH 
CIVxHIy
x.IV = y . I
Suy ra : x=1 ; y=4 
CH4 
- Ví dụ 2: Hãy lập CTHH của axít sunfurơ biết gốc axít SO3 có hóa trị II 
* Nghiên cứu đầu bài: 
Tìm số nguyên tử H và số nhóm SO3 cũng dựa vào quy tắc hóa trị
Xác định hướng giải
Bước 1 : Viết CTHH chung với chỉ số chưa biết ( x ,y ) 
 Bước 2 : Tìm chỉ số x,y 
- Ghi hóa trị trên kí hiệu hoặc nhóm kí hiệu tương ứng 
- Lập biểu thức theo quy tắc hóa trị
- Lập tỉ lệ tối giản x/y : tìm x,y 
Bước 3 : Viết CTHH với x,y đã biết 
Trình bày lời giải
Hx( SO3) y 
HI x ( SO3 )yII
 x . I = y . II
Suy ra x=2; y=1 
CTHH: H2SO3 
2/ Dạng bài tập tìm hóa trị của nguyên tố trong hợp chất 2 nguyên tố. 
- Ví dụ 1: Tìm hóa trị của lưu huỳnh trong hợp chất H2S 
* Nghiên cứu đầu bài: 
 Có thể tìm được hóa trị của 1 nguyên tố dựa vào CTHH và quy tắc hóa trị
Xác định hướng giải
Bước 1 : Viết CTHH , ghi hóa trị trên kí hiệu tương ứng
Bước 2 : Tính hóa trị x 
- Lập iểu thức theo quy tắc hóa trị
- Tìm x 
- Bước 3 : Trả lời 
Trình bày lời giải
HI 2S x
2 . I = 1 . x
Suy ra : x=II 
Trả lời: Hóa trị của lưu huỳnh là II 
3/ Bài tập về mol, khối lượng mol, thể tích mol 
a/ Bài tập tính khối lượng n mol chất 
- Ví dụ: Tính khối lượng của 5 mol nước 
* Nghiên cứu đầu bài: 
Biểu thức có liên quan : m = n. M 
Xác định hướng giải
Bước 1 : Xác định khối lượng của 1 mol nước 
- Viết CTHH 
- Tính khối lượng phân tử từ đó suy ra M
Trình bày lời giải
H2O
Bước 2 : Xác định khối lượng của 5 mol nước và trả lời 
M H2O = 2 x 1 + 16 = 18 ( g ) 
Vậy m H2O = 5 x M = 5 x 18 = 90 ( g )
Trả lời: 5 mol nước có khối lượng là 90g 
b/Bài tập tìm số mol có trong A phân tử hoặc nguyên tử.
- Ví dụ: Tính số mol nước có trong 1,8 . 1023 phân tử nước. 
* Nghiên cứu đầu bài: 
Biểu thức có liên quan: A = n. 6. 1023
Xác định hướng giải
Bước 1 : Xác định số phân tử có chứa trong 1 mol chất 
Bước 2 : Xác định số mol chứa trong A phân tử 
Bước 3 : Trả lời 
Trình bày lời giải
NHO = 6 .1023 
Trả lời : Có 0,3 mol nước trong 1.8 .1023 phân tử nước 
c/Bài tập tính số mol có trong (m) g chất 
- Ví dụ: Tính số phân tử Nitơ có trong 32g Nitơ 
* Nghiên cứu đầu bài: 
Biểu thức có liên quan: m = n.M 
Xác định hướng giải
Bước 1 : Viết biểu thức tính m, từ đó rút ra n
Bước 2 : Tính M 
Bước 3 : Tính n và trả lời 
Trình bày lời giải
m = n . M n = 
M =14 . 2 =28 (g) 
n = = 1,14 (mol )
Trả lời : Vậy 32 g khí Nitơ chứa 1,14 mol khí Nitơ
d/Hướng dẫn học sinh giải bài tập tính thể tích của n mol khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc)
- Ví dụ: 
 Tính thể tích của 3 mol khí CO2 ở đktc
* Nghiên cứu đầu bài: 
Biểu thức có liên quan: V = n . 22,4 (lít) 
Xác định hướng giải
Bước 1 : Xác định thể tích của 1 mol khí ở đktc
Bước 2 : Xác định thể tích của 3 mol khí ở đktc 
Bước 3 : Trả lời 
Trình bày lời giải
22,4 (lít )
 V(đktc) = 3. 22,4 =67,2 (lít)
Trả lời : Thể tích của 3 mol khí cacbonic là 67,2 lít 
4/Bài tập tính khối lượng của nguyên tố (x) trong (a) g hợp chất 
- Ví dụ: Tính số gam cacbon có trong 11gam khí CO2 
* Nghiên cứu đầu bài: 
Dựa vào tỉ lệ số mol hoặc tỉ lệ khối lượng giữa cacbon và khí cacbonic trong công thức CO2 
Xác định hướng giải
Bước 1 : Viết CTHH của chất 
Bước 2 : Tính khối lượng mol của hợp chất và khối lượng của nguyên tố cóa trong 1 mol 
Bước 3 : Lập quan hệ với số liệu đề bài, tính x. 
 Bước 4 : Trả lời 
Trình bày lời giải
CO2 
M= 12 + 2 .16 = 44 (g)
1mol CO2 chøa 1mol C 
44 gam CO2 cã chøa 12 gam C 
 11 gam CO2 cã chøa x gam C 
x= = 3 (gam ) 
Trả lời : Có 3 gam C trong 11 gam CO2 
 5/Bài tập tìm khối lượng hợp chất để trong đó có chứa (a) gam nguyên tố 
- Ví dụ: 
Cần lấy bao nhiêu gam KMnO4 để trong đó có chứa 16 gam nguyên tố Oxi 
* Nghiên cứu đầu bài: 
Dựa vào tỉ lệ số mol hoặc tỉ lệ khối lượng giữa nguyên tố và hợp chất
Xác định hướng giải
Bước 1 : Viết CTHH , tính M và nêu ý nghĩa (liên quan tới chất cho và tìm) 
Bước 2 : Lập quan hệ với số liệu đề bài, tính x. 
Bước 3 : Trả lời 
Trình bày lời giải
KMnO4 
M = 158 (gam) 
1 mol KMnO4 cã chøa 4 mol Oxi 
158 gam KMnO4 chøa 64 gam Oxi 
 x-------------------------16 gam Oxi
 16.158
 x= -------- = 39,5 (gam )
 64
Trả lời : Cần 39,5 gam KMnO4 
6/ Dạng bài tập: Tính phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất
- Ví dụ: Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố H trong hợp chất axít sunfuric H2SO4 
* Nghiên cứu đầu bài: 
Dựa vào tỉ lệ khối lượng giữa H và axít để tính tỉ lệ % 
Xác định hướng giải
Bước 1 : Viết CTHH , tính M và khối lượng nguyên tố có trong M 
Bước 2 : Tìm tỉ lệ % 
Bước 3 : Trả lời 
Trình bày lời giải
H2SO4 
M = 98 ( gam ) 
mH = 2 x 1 =2 (gam ) 
% H= = 
Trả lời :
Nguyên tố hiđro chiếm 2,04 % về khối lượng trong axit sunfuric H2SO4 
7/ Dạng bài tập: Tính theo phương trình hóa học 
a/ Dạng bài tập nêu ý nghĩa định lượng của PTHH 
- Ví dụ: Hãy nêu ý nghĩa định lượng của PTHH sau: 
 4K+ O2 2 K2O 
 * Nghiên cứu đầu bài: 
Kiến thức có liên quan : Ý nghĩa của PTHH, tính khối lượng của n mol chất . 
Xác định hướng giải
Bước 1 : Xác định tỉ lệ số mol của các chất 
Bước 2 : Xác định tỉ lệ khối lượng 
Trình bày lời giải
 4K + O2 2 K2O 
 4mol 1mol 2mol 
4 x 39 g 32g 2 x 94 g 
156 g 32g 188 g 
b/ Bài tập tính theo phương trình hóa học : Tìm số mol của chất A theo số mol xác định của chất bất kì trong PTHH 
- Ví dụ: Tính số mol Na2 O tạo thành nếu có 0,2 mol Na tác dụng với oxi 
 * Nghiên cứu đầu bài: 
Tính số mol Na2 O dựa vào tỉ lệ số mol giữa Na và Na2 O trong PTHH
Xác định hướng giải
Bước 1 :Viết PTHH xảy ra 
Bước 2 : Xác định tỉ lệ số mol giữa chất cho và chất tìm
Bước 3 : Thiết lập quan hệ bằng cách đưa điều kiện đầu bài.Tính số mol chất phải tìm
Bước 4 : Trả lời 
Trình bày lời giải
4Na + O2 2 Na2O 
4mol 2mol 
0,2 mol x mol 
x = 
Trả lời : Có 0,1 mol Na2O tạo thành 
c/ Dạng bài tập: Tính số gam chất A theo số mol chất khác trong PTHH 
 - Ví dụ: Tính số gam luuw huỳnh (S) tác dụng vừa đủ với 0,2 mol kim loại đồng (Cu) để tạo thành đồng(II)sunfua (CuS) 
* Nghiên cứu đầu bài: Tính số mol của S dựa vào tỉ lệ số mol giũa S và Cu trong PTHH, suy ra khối lượng S 
- Cách giải thứ nhất : 
Xác định hướng giải
- Bước 1 : Xác định số mol S 
- Viết PTHH
- Xác định số mol S 
- Bước 2 : Đổi số mol ra đơn vị mà đề bài yêu cầu 
- Bước 3 : Trả lời
Trình bày lời giải
 Cu + S CuS 
 1 mol 1mol 1mol 
 0,2mol à 0,2mol 
 m = 0,2 x 32 = 64 (gam)
Trả lời : 0,2mol S có khối lượng là 64 gam
- Cách giải thứ hai: 
Xác định hướng giải
Bước 1 : Viết PTHH 
Bước 2 : Xác định đại lượng cho và tìm 
Bước 3 : Xác định tỉ lệ giữa các đại lượng theo PTHH 
Bước 4 : Lập quan hệ tỉ lệ tính x 
Bước 5 : Trả lời
Trình bày lời giải
Cu + S CuS 
 1 mol 32gam 
0,2 mol à xgam 
 =
suy ra x = 32 x 0,2 = 64 (gam) 
Trả lời: 0,2mol S có khối lượng là 64 gam
d/ Bài tập tính thể tích khí tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng 
- Ví dụ :Tính thể tích khí H2 tạo thành ở đktc khi cho 2,8 gam Fe tác dụng dung dịch HCl dư 
* Nghiên cứu đầu bài: Tính số mol H2 , Suy ra thể tích H2 ở đktc hoặc tính thể tích khí H2 dựa vào tỉ lệ thể tích H2 trên số gam Fe trong phản ứng 
Xác định hướng giải
Bước 1 : Đổi ra số mol Fe 
Bước 2 : Tính số mol H2
Viết PTHH
Xác định số mol Fe và H2 theo PTHH 
Tìm số mol H2 theo đầu bài 
Bước 3 : Đổi ra đơn vị mà đề bài yêu cầu thể tích của 0,05 mol H2 
Bước 4 : Trả lời: 
Trình bày lời giải
M Fe = 56 ( g ) 
Số mol Fe = = 0,05 ( mol )
Fe + 2HCl FeCl 2 + H2
1 mol 1mol 
0,05 mol 0,05 mol 
VH = 0,05 x 2,4 = 1,1 2 ( lít )
Trả lời: Có 1,12 lít khí H2 tạo thành sau phản ứng
8/ Dạng bài tập về dung dịch 
a. Bài tập tính độ tan của chất 
- Ví dụ : Tính độ tan của CuSO4 trong nước ở 200C . Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 0,075 gam CuSO4 trong 5 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa. 
*Nghiên cứu đầu bài : 
 Tính số gam chất tan tối đa trong 100g dung môi, suy ra độ tan .
Xác định hướng giải
Bước 1 : Xác định điều kiện đầu bài cho 
 Bước 2 : Tìm khối lượng chất tan: 
( x g trong 100g nước )
Bước 3 : Tính x 
Bước 4 : Trả lời 
Trình bày lời giải
5g nước hòa tan được 0,075 g Cu SO4 
100g --------------------x g Cu SO4
Trả lời: Vậy ở 20 o C độ tan của CuSO4 là 1,5g 
b. Bài tập tính nồng độ % của dung dịch
- Ví dụ : 
Hòa tan 0,3 g NaOH trong 7g H2O .Tính nồng độ % của dung dịch thu được
*Nghiên cứu đầu bài : 
Tìm số gam NaOH tan trong 100g dung dịch , suy ra nồng độ % 
Xác định hướng giải
Bước 1 : Xác định khối lượng dung dịch 
Bước 2: Xác định số gam chất tan có trong 100g dung dịch , suy ra nồng độ dung dịch 
Bước 3 : Trả lời 
Trình bày lời giải
m d d = m ct + m dm 
 = 0,3+7 =7,3 (g )
mct =% 
Trả lời: Nồng độ của dung dịch là 4,1% 
 c/ Dạng bài tập tính nồng độ mol/l của dung dịch:
- Ví dụ: Làm bay hơi 150 ml dung dịch CuSO4 người ta thu được 1,6 g muối khan. Hãy tính nồng độ mol/l của dung dịch. 
*Nghiên cứu đầu bài : 
Tính số mol CuSO4 có trong 1 lít dung dịch, suy ra nồng độ mol/l 
Xác định hướng giải
Bước 1 : Đổi ra số mol 
Bước 2 : Đổi thể tích ra lít 
Bước 3 : Tính số mol chất tan trong 1 lít dung dịch 
Bước 4 : Trả lời 
Trình bày lời giải
M Cu S O = 64+ 32 +64 = 160 (g) 
n Cu SO = 1,6 :160 =0,01 (mol )
Vdd = 150ml = 0,15 (l) 
CM =0,01 : 0,15 =0,75 (M) 
Trả lời : Nồng độ mol/l của dung dịch là 0,75M 
d.Dạng bài tập tính khối lượng chất tan trong dung dịch
- Ví dụ 1: 
Tính khối lượng muối ăn có trong 5 tấn nước biển. Biết nồng độ muối ăn trong nước biển là 0,01 % 
*Nghiên cứu đầu bài : 
Biểu thức có liên quan: C% = 
Xác định hướng giải
Bước 1 : Viết công thức tính nồng độ phần trăm (C%) 
Bước 2 : Rút ra khối lượng chất tan 
Bước 3 : Thay các đại lượng và tính toán 
 Bước 4 : Trả lời 
Trình bày lời giải
C% = 
 m ct = 
 = 0,0005 (tấn) 
Trả lời : Có 0,0005 tấn muối ăn trong 5 tấn nước biển 
- Ví dụ 2 : Tính khối lượng NaOH có trong 25 ml dung dịch NaOH 0,1M 
*Nghiên cứu đầu bài : Biểu thức có liên quan : CM = 
Xác định hướng giải
 Bước 1 : Tính số mol (n) 
- Viết công thức tính nồng độ CM
Rút ra n 
 Bước 2 : Tính khối lượng (m) 
 Bước 3 : Trả lời 
Trình bày lời giải
 CM = 
n = CM . V = 0,025 .0,1= 0,0025 (mol )
m = n.M 
M= 23+ 16 +1 =40 (g) 
m = 0,0025. 40 = 0,1(g ) 
Trả lời: Có 0,1g NaOH trong 25 ml dung dịch NaOH
D. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Trên đây là một số kiến thức kinh nghiệm của bản thân đã được áp dụng giảng dạy bộ môn Hóa học lớp 8 tại lớp 8A2, 8A3 trong năm học 2016-2017.Quá trình giảng dạy đã thu được một số kết quả nhất định như sau: 
Kỹ năng giải bài tập của học sinh tiến bộ rõ rệt, mức độ nắm và khai thác kiến thức mới tốt hơn, giáo viên giảm được tối thiểu phương pháp thuyết trình trong khi lên lớp. 
Ngoài ra kết quả còn đạt được dựa trên cơ sở đánh giá học lực học sinh ở Học kì I và giữa Học kì II, cụ thể như sau: 
BẢNG THEO DÕI KẾT QUẢ HỌC LỰC HỌC SINH NĂM HỌC : 2016 - 2017
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Kết quả Học kì I 
11%
33,3%
49%
6,7%
0%
Kết quả khảo sát giữa Học kì II
17,4%
54,3%
26,1%
2,2%
0%
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN:
* Căn cứ vào hệ thống các dạng bài tập, căn cứ vào tư duy học sinh trong quá trình giải bài tập hóa học mà giáo viên dung hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm kiếm lời giải, từ đó học sinh có thể nắm vững được kỹ năng giải các dạng bài tập hóa học.
Thông qua sự suy nghĩ và thực hiện, bằng vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết của học sinh, ngoài ra hệ thống câu hỏi của giáo viên đưa ra phải chính xác, cô đọng . Vậy theo tôi để có câu hỏi gợi mở hợp lí , có chất lượng giúp học sinh định hướng nhanh cách giải bài tập thì câu hỏi phải dựa vào một số cơ sở sau:
- Dựa vào kiến thức học sinh đã học ở những bài trước 
- Mỗi câu hỏi nêu ra không cần quá rộng đảm bảo học sinh có thể trả lời được, tránh sự nhàm chán của học sinh. 
- Câu hỏi phải ngắn gọn cô đọng, tránh những câu hỏi không có khả năng phát huy trí lực của học sinh, học sinh làm bài tập chỉ nhìn SGK mà không hiểu gì cả. 
Ngoài ra trong mỗi bài tập cụ thể, giáo viên nên có định hướng cho học sinh nghiên cứu đầu bài, định hướng cho học sinh xác định hướng giải: bài cho biết gì? Hỏi gì? Cần những kiến thức gì để giải quyết bài tập đó? 
* Sau khi áp dụng phương pháp trên để giảng dạy, tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của học sinh và đồng nghiệp.Nhiều học sinh đã tự tìm hiểu,tự nghiên cứu kiếm thức,do đó đã phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học, học sinh nắm kiến thức nhanh hơn và nhớ lâu hơn.Vì vậy việc khắc sâu kiến thức cho học sinh thông qua giải một số dạng bài tập cơ bản ở môn Hóa học lớp 8 phải được sử dụng thường xuyên. 
* Tuy nhiên nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Hóa học luôn được coi là một chủ đề lớn của nhân loại nói chung và của khoa học giáo dục nói riêng. Đối với đề tài này chưa thực sự nêu bật được phương pháp cụ thể, hoàn chỉnh, song nó đã góp phần bổ sung vào phương pháp dạy học hóa học những định hướng cần thiết trong việc khắc sâu kiến thức cho học sinh thông qua giải một số dạng bài tập cơ bản ở môn Hóa học lớp 8.
* Mục đích nghiên cứu đề tài này chỉ có thể gợi mở một cách thức mới góp phần vào quá trình dạy học,do đó phải được nghiên cứu sâu hơn. 
2.KIẾN NGHỊ:
 Để phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, đồng thời tạo điều kiện cho việc dạy và học đạt hiệu quả. Theo tôi, ngành giáo dục Hà Nội , Phòng GD và ĐT nên quan tâm vài vấn đề sau:
 + Đối với Phòng GD và ĐT: 
 - Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Với những sáng kiến kinh nghiệm hay, theo tôi nên phổ biến để cho các giáo viên được học tập và vận dụng. Có như thế tay nghề và vốn kiến thức của giáo viên sẽ dần được nâng lên.
 - Đầu tư cơ sở vật chất, trang bị cho trường phòng thí nghiệm riêng, thiết bị thí nghiệm, hóa chất, đồ dung dạy học cho giáo viên và học sinh.Yêu cầu đồ dùng, hóa chất có chất lượng.
- Tổ chức nhiều chuyên đề có chất lượng, có giờ dạy minh họa hoặc bằng băng đĩa hình để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm nhằm áp dụng cho việc dạy đạt kết quả tốt hơn .
 - Tổ chức các buổi ngoại khóa để các em học sinh trao đổi về cách học tập của mình, phổ biến cách học của mình cho các bạn khac tham khảo.
 + Đối với nhà trường và các thầy cô giáo: Do môn Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm nên đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm. 
Vì vậy tôi rất mong được BGH nhà trường tiếp tục quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian cũng như người chuẩn bị đồ dùng thiết bị dạy học để cho chúng tôi có thời gian hơn trong khâu tìm tòi, nghiên cứu soạn giảng. 
+ Đối với giáo viên: Phải tự học, tự bồi dưỡng tham khảo nhiều tài liệu, luôn học tập các bạn đồng nghiệp để không ngừng nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ cho bản thân.
 Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi về vấn đề “Khắc sâu kiến thức cho học sinh thông qua giải một số dạng bài tập cơ bản môn hóa học lớp 8 ở trường THCS”.Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này đưa vào giảng dạy thực sự có hiệu quả.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này !
 Cam đoan:
 Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi viết, hoàn toàn 
 không sao chép của bất cứ ai.Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. 
 Hà Nội ngày 07 tháng 4 năm 2017 
PHẦN IV: PHỤ LỤC 
PHIẾU ĐỀ KIỂM TRA KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
MA TRÂN ĐỀ
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Mức độ thấp
Mức độ cao
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
Oxi - không khí
- Biết cách điều chế oxi trong phòng TN
- Nhận biết oxit
- Viết PTPU biểu diễn tính chất của oxi
- Hiểu được công thức oxit, muối, cách gọi tên
Số câu
Số điểm
%
2
1,0
10%
2
1,0
10%
1
2,0
20%
5
4,0
40%
Hiđrô - nước
- Nhận biết axit, bazơ
- Biết tính chất của hiđro
Tính lượng chất khử chất oxi hóa, sản phẩm theo PTHH
Số câu
Số điểm
%
2
1,0
 10%
1
3,0
 30%
3
4,0
 40%
Dung dịch
Tính C%;CM của một số dung dịch
Số câu
Số điểm
%
1
2
1
2
 20%
Tổng
Số câu

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_khac_sau_kien_thuc_cho_hoc_sinh_thong_qua.doc