Báo cáo biện pháp Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của em

Những năm gần đây, giáo viên và học sinh toàn quốc đã tiếp cận với bộ Sách Giáo Khoa mới với những phương pháp giảng dạy hiện đại hơn và khoa học hơn. Sự thay đổi ấy đã tạo nên một bước ngoặt trong việc giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận những tri thức mới trong nhà trường phổ thông. Học sinh được hiểu rộng, hệ thống hơn các kiến thức trong chương trình.

Khác với những môn học khác, môn học Ngữ văn có đặc trưng hoàn toàn riêng biệt. Khi được học những tác phẩm văn học đa số học sinh rất hứng thú, rung động trước một chi tiết nghệ thuật trong văn bản. Hay cảm động xót xa trước những mảnh đời, những số phận bất hạnh, biết ghét những cái xấu xa, độc ác trong Xã hội. Ở khía cạnh như thế, các tác phẩm văn học đã phần nào hoàn thành nhiệm vụ cao cả của nó: làm cho con người trong sáng hơn, hướng thiện hơn.

Bên cạnh việc cảm nhận những tác phẩm hay, có giá trị, học sinh còn được rèn luyện cách viết văn theo từng thể loại ở phân môn Tập làm văn. Trong bài viết của mình cho hội thảo khoa học, đổi mới phương pháp dạy học môn Văn – Tiếng việt, thầy giáo Đỗ Kim Hồi – chuyên viên văn – Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã viết: “Chính Tập làm văn như chúng ta đã biết là nơi thể hiện cuối cùng, quan trọng nhất và đáng tin cậy nhất trình độ viết văn của học sinh. Không phải ở phân môn Tiếng việt, cũng không phải phân môn Văn mà chính ở Tập làm văn và chỉ ở Tập làm văn, điểm số và kết quả thi cử mới thực sự có khả năng quyết định số phận, quyết định đường đời của một sinh viên hoặc một thiến niên đang còn lứa tuổi học trò”.

 

doc 27 trang Chí Tường 21/08/2023 5260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của em

Báo cáo biện pháp Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của em
 Cả hai người đều ngang tài ngang sức.
+ Vua Hùng ra điều kiện.
+ Sơn Tinh mang lễ vật đến trước lấy được Mị Nương.
+ Thuỷ Tinh không lấy được vợ đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.
+ Hai người đánh nhau suốt mấy tháng trời.
+ Cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà Thuỷ Tinh đã kiệt sức đành rút quân về.
+ Hàng năm Thuỷ Tinh vẫn dâng nước đòi đánh Sơn Tinh.
Ví dụ 2: Văn bản Con Rồng cháu Tiên:
- Nhân vật chính: Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Sự việc chính: -Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.
 -Lạc Long Quân , Âu Cơ gặp nhau và trở thành vợ chồng.
 -Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con.
 -Lạc Long Quân không thể sống trên cạn.
 -Hai người chia con: 50 con xuống biển, 50 con lên núi.
 -Con đầu lên ngôi lấy hiệu là Hùng Vương. 
Căn cứ vào nhân vật và sự việc chính trong truyện, tôi đã đặt ra một số câu hỏi để giúp học sinh khắc sâu kiến thức hơn:
-Ta có thể lược bỏ được chi tiết “Cả hai người đều ngang tài ngang sức” không? 
GV chốt: Không được bởi phải có chi tiết này thì mới có chi tiết Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn ra điều kiện 
- Có thể lựơc bỏ chi tiết Vua Hùng ra điều kiện “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi ” không?
GV chốt: Không vì câu chuyện sẽ kém hấp dẫn, đồng thời không thể hiện hết ý nghĩa truyện.
-Ta có thể lược bỏ chi tiết giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ không?
GV chốt: Không, vì nếu không có chi tiết này, ý nghĩa của câu chuyện sẽ không còn sâu sắc thiêng liêng, không khẳng định được người Việt Nam là con Lạc cháu Rồng.
Vậy cốt truyện phải được tạo nên bởi một chuỗi các sự việc, chi tiết nghệ thuật. Có những chi tiết lớn đóng vai trò chính để dẫn dắt cốt truyện, lại có những chi tiết nhỏ đóng vai trò bổ trợ làm rõ ý nghĩa cho những chi tiết chính. Tuy nhiên, dù lớn hay nhỏ thì sự xuất hiện của các chi tiết nghệ thuật đều có ý nghĩa trong việc bộc lộ chủ đề của tác phẩm cũng như làm nổi bật đặc điểm của các nhân vật.
Ví dụ: Các chi tiết truyện “ Sơn Tinh - Thuỷ Tinh”làm nổi bật lên việc giải thích hiện tượng thiên tai lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng. Hay truyện “Con Rồng cháu Tiên” đã giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện thống nhất cộng đồng của người Việt.
Tóm lại những sự việc, nhân vật trong truyện là yêu cầu cơ bản của một bài văn kể chuyện. Người viết phải kể đúng, đủ để câu chuyện được rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu mà vẫn không phụ thuộc vào văn bản.
2.2. Lựa chọn cách kể:
Nắm được các nhân vật và sự việc, các em phải lựa chọn cách kể sao cho phù hợp. Bởi bài kiểm tra với đề bài “Kể chuyện bằng lời văn của em” là bài kiểm tra cho phép các em làm bài ở nhà, các em có thể tham khảo Sách Giáo Khoa . Thậm chí khi làm bài các em để văn bản trước mặt để làm bài. Mặc dù đã được hướng dẫn là không sao chép văn bản nhưng các em vẫn phụ thuộc vào Sách Giáo Khoa, thậm chí có những em học sinh chép lại văn bản một cách máy móc.
Căn cứ vào trình độ học sinh và cách hiểu của các em về dạng bài này, tôi đã hướng dẫn học sinh làm bài theo hai cách sau:
a, Kể theo đúng cốt truyện:
* Biết cách lược bớt những ý phụ:
Đây là cách kể tương đối đơn giản, học sinh chỉ việc giữ nguyên những chi tiết chính của văn bản (Những chi tiết mà tự các em đã tìm được ở bước làm trước), biết lược bỏ một số chi tiết phụ không cần thiết, ở cách làm này học sinh đã biết thế nào là chi tiết chính, văn bản chính, nhưng đa số học sinh không biết những chi tiết nào lược bỏ đi khi kể chuyện. Vì vậy, tôi có thể đặt câu hỏi và hướng dẫn các em hiểu thế nào là những chi tiết phụ.
Giáo viên: Nếu như chi tiÕt chính là những chi tiết không thể thiếu trong văn bản, nó giúp người đọc hình dung ra sự việc một cách đầy đủ.Chi tiết phụ là những chi tiết có thể lược bớt đi trong văn bản và khi bỏ đi những chi tiết này thì cốt truyện không có gì thay đổi. Vậy, khi kể lại truyện bằng lời văn của em nên lược bỏ một số chi tiết không cần thiết để tránh việc phụ thuộc vào văn bản.
Tôi đã yêu cầu các em tìm và lược bớt một số chi tiết phụ có trong các văn bản Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Sọ Dừa  Đa số các em đã biết lược bớt các chi tiết phụ:
Ví dụ 1:
-Trong văn bản Sơn Tinh - Thuỷ Tinh có thể lược bớt chi tiết : “Vua Hùng bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc” mà chỉ cần kể rằng “Vua Hùng băn khoăn, lúng túng không biết chọn ai bèn ra điều kiện  ”
-Có thể lược bỏ chi tiết “Hai chàng tâu hỏi sính lễ cần sắm những gì?”mà có thể kể luôn : “Vua Hùng bèn ra điều kiện “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi””.
Ví dụ 2:
Trong văn bản “Sự tích Hồ Gươm” có đoạn viết: “Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc.Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa mà đã có những kho lương mới chiếm được của giặc tiếp tế cho họ. Gươm thần mở đường chỉ họ đánh trận cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.”
Học sinh có thể kể ngắn gọn chi tiết này như sau: “Nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Gươm thần đã giúp Lê Lợi, giúp quân ta đánh tan quân giặc.”
Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý với các em rằng khi kể không nên quá chú ý vào việc lược bớt các chi tiết phụ, bởi như vậy bài văn của các em không còn là bài văn kể chuyện mà sẽ trở thành một văn bản tóm tắt.
* Biết cách kể thêm một số chi tiết cho bài văn thêm sinh động:
Kể chuyện bằng lời văn của em không những là không phụ thuộc hoàn toàn vào văn bản mà phải biết xây dựng một câu chuyện hợp lý trên cơ sở cốt truyện có sẵn. Một bài văn kể chuyện tốt không những phải là một bài văn biết tôn trọng các chi tiết nghệ thuật trong văn bản mà còn phải kể một cách linh hoạt, sáng tạo các chi tiết nghệ thuật ấy. Tức là trong bài văn của mình các em biết lựa chọn một hoặc hai chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất, có ý nghĩa nhất để kể kỹ hơn một chút so với văn bản (tức là kể theo cảm nhận và trí tưởng tượng của mình).
Ví dụ 1:
Trong văn bản Sọ Dừa có tình tiết cô Út phát hiện ra Sọ Dừa không phải là người phàm trần và đem lòng yêu mến. Đây là chi tiết nghệ thuật phản ánh ước mơ của người dân, mong muốn những người xấu xí, thấp hèn có cơ hội đổi đời. Trong văn bản viết như sau: “Một hôm cô Út vừa mang cơm xuống dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ rón rén bước lên, lấp sau bụi cây rình xem thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động, chàng trai biến mất. Chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như thế cô gái biết Sọ Dừa không phải là người phàm trần. Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ cô đều giấu đem cho chàng”.
Với tình tiết trên, học sinh có thể kể bằng lời văn của mình, theo trí tưởng tượng và cảm nhận riêng của mình về chi tiết ấy.
Ví dụ : Học sinh có thể kể lại như sau:
“Cũng như bao lần khác, cô Út mang cơm trưa cho Sọ Dừa. Cô vừa đi tới chân đồi thì nghe tiếng sáo lạ, âm thanh véo von trong trẻo khiến cô tò mò lắm. Cô rón rén bước lên lấp sau bụi cây rình xem ai là chủ nhân của tiếng sáo lạ thì thấy một chàng trai khôi ngô, tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây thổi sáo cho đàn bò ăn cỏ. Cô Út ngạc nhiên quá rồi vô tình gây ra tiếng động. Biết có người đến Sọ Dừa trở về trạng thái xấu xí ban đầu. Từ hôm ấy cô Út mang cơm cho Sọ Dừa nhiều hơn, và lần nào cô cũng bắt gặp chàng trai ngồi thổi sáo bên gốc đào. Cô biết Sọ Dừa không phải là người phàm trần nên đem lòng yêu Sọ Dừa, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng”. hinhz nieg
 Ví dụ 2: Trong văn bản Sơn Tinh Thuỷ Tinh, có tình tiết vua Hùng ra điều kiện kén rể và Sơn Tinh mang lễ vật đến trước.
Văn bản có đoạn viết: “hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo:
-Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. 
Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.” 
Học sinh có thể kể lại như sau: “Hai chàng ngang sức ngang tài nên vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn ra điều kiện rằng ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Sính lễ gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vua Hùng vừa nói xong, Sơn Tinh đã vui mừng ra mặt, bởi những thứ đó luôn có trong tầm tay của chàng. Còn vị thần biển thì có vẻ lo lắng. Đúng như dự đoán của vua Hùng, sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và rước Mị Nương về núi”
Trong văn bản Sơn Tinh Thuỷ Tinh, cuộc giao tranh giữa hai vị thần núi và thần biển cũng có ý nghĩa sâu sắc, cuộc giao tranh ấy thể hiện ước mơ của nhân dân Việt cổ chiến thắng được thiên tai lũ lụt. Với chi tiết này, học sinh có thể dựa vào bức tranh trong sách giáo khoa để kể chuyện. 
Ví dụ: Học sinh có thể kể như sau:
 “Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ , đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Theo sau Thuỷ Tinh là cá mập ,cá sấu,rồng rắn,thuồng luồng Thần hô mưa gọi gió làm thành giông bão mù mịt rung chuyển cả đất trời.Mưa to gió lớn,sấm sét ầm ầm.Nước sông dâng lên cuồn cuồn,tung bọt trắng xoá.Nước ngâp ruộng đồng,nước ngập nhà cửa,nước dâng lên lưng đồi,sườn núi.Thành Phong Châu cao và vững chãi là thế giờ đây cũng nổi lênh bềnh trên một biển nước.Sơn Tinh không hề nao núng.Thần bình tĩnh dùng phép lạ bốc từng quả đồi,dời từng dãy núi,dựng thành luỹ đất ngăn chặn dòng n­íc lũ.Bên cạnh Sơn Tinh còn có thú rừng như hổ,voi trợ giúp,cư dân Việt cũng ra sức đắp đê chống trả và ngăn chặn dòng lũ.Nước sông dâng lên cao bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu.Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.Cuối cùng Sơn Tinh vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt.Thần nước đành rút quân về.
 *Chú ý: Tránh làm bài kể chuyện theo hướng kể chuyện sáng tạo:
Năm học trước, tôi được dạy lớp 6A (năm học 2015-2016), các em đã biết cách kể chuyện bằng lời văn của mình theo sự hướng dẫn của cô trên lớp.Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh kể chuyện chưa đạt yêu cầu,tôi đã được đọc bài kể chuyện của em Thùy Linh (Học sinh lớp 6A). Em đã chọn truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh để kể theo lời văn của mình. Bài viết của em như sau: 
“Hàng năm cứ vào tháng 6, 7, 8, ở nước ta hay xảy ra những trận mưa lớn, kéo theo là những thiên tai lũ lụt xảy ra khắp nơi . Đó là do oán nặng thù sâu mà Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.
Chuyện kể rằng, Mị Nương là con gái yêu của vua Hùng Vương thứ 18. Nàng đẹp người đẹp nết nên được vua cha yêu quý vô cùng. Khi Mị Nương đến tuổi trưởng thành Vua cha muốn kén cho con gái một người chồng vừa có tài vừa có đức. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người là thần núi có tài lạ vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người là thần biển tài năng cũng không kém, gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. Hai người cùng ngang tài ngang sức nên Vua Hùng lúng túng không biết chọn ai làm rể. Nhưng xem ý của Mị Nương, thì nàng công chúa có vẻ có cảm tình với Sơn Tinh hơn, nên vua cha bèn nghĩ ra một kế: Vua gọi hai chàng vào và phán rằng hai chàng đều vừa ý vua, nhưng ngày mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ cho cưới con gái ta. Sính lễ mà Vua Hùng đặt ra là: Một trăm ván cơm nếp , một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi. 
Nghe vua Hùng nói vậy, Sơn Tinh mừng lắm, vì tất cả những thứ ấy đều nằm trong tầm tay của chàng. Ngay sau đó Sơn Tinh trở về vùng núi Tản Viên, thần nhờ một người dân trong làng làm gấp một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng. Cả dân làng bắt tay vào việc. Ngày hôm ấy dân làng tấp nập nhôn nhịp và bận rộn như ngày hội. Còn Sơn Tinh và một vài con thú rừng thân cận đi tìm những con vật quý. Là thần núi, nên Sơn Tinh cũng nhanh chóng tìm được voi chín ngà, gà chín cựa và ngựa chín hồng mao.
Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang đầy đủ lễ vật đến. Vua Hùng rất vui vì kén được rể hiền, còn Mị Nương cũng lấy được chồng như ý”.
 {}
Bài văn của em Thùy Linh cũng đã đạt một số yêu cầu sau:
-Giữ nguyên được nhân vật chính và cốt truyện.
-Biết cách lược bỏ một số chi tiết phụ.
-Lời kể không phụ thuộc văn bản.
Nhưng bài viết này lại sáng tạo ra nhiều chi tiết, có những chi tiết tưởng tượng so với văn bản. Ví dụ như Sơn Tinh làm thế nào để có đủ lễ vật sớm nhất. Vậy bài viết này là một dạng của kể chuyện sáng tạo. Nên khi dạy học sinh tôi đã lưu ý các em rằng:
- Không nên qúa chú trọng lược bớt chi tiết phụ, bởi bài viết sẻ trở thành tóm tắt văn bản.
- Không nên có nhiều chi tiết tưởng tượng trong bài làm, bài văn sẽ trở thành kể chuyện sáng tạo.
b, Kể chuyện theo chủ đề:
Học sinh đã biết được khái niệm về chủ đề của văn bản qua bài: “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự”. “Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản” (Sách Giáo Khoa Ngữ văn 6 trang 45). Để hướng dẫn học sinh làm bài theo cách này, tôi chọn truyện mà học sinh đã học và đã biết chủ đề như truyện “Thánh Gióng”. Cũng như yêu cầu trên, học sinh kể lại truyện không phải là chép ý nguyên truyện có trong sách. Sau khi học văn bản “Thánh Gióng”, các em học sinh đều biết rằng truyện đề cao tinh thần đánh giặc, uy lực mạnh mẽ vô địch của người anh hùng, truyện cũng cho thấy nguồn gốc thần linh của nhân vật và có ý chứng tỏ truyền thuyết là có thật, còn để lại chứng tích ở tre đằng ngà, ở tên làng Cháy. Như vậy học sinh có thể tập trung kể về chủ đề đánh giặc và tinh thần quyết chiến quyết thắng của Thánh Gióng. Nếu kể về đoạn trên thì kể việc mẹ Thánh Gióng giẫm vào vết chân to có thể bỏ qua, chuyện tre đằng Ngà và làng Cháy có thể không kể.
Sau khi xác định được chủ đề chuyện định kể, người viết cần phải xác định truyện bắt đầu kể từ đâu và kết thúc ở chỗ nào?
Ví dụ 1:
Kể chuyện Thánh Gióng với chủ đề: “Thánh Gióng đánh giặc Ân”.
Với yêu cầu của đề bài như vậy, tôi đã đưa ra một số câu hỏi sau để gợi ý cho học sinh :
Giáo viên: Truyện đó bắt đầu từ đâu? Tại sao lại bắt đầu từ đó?
Học sinh: Truyện nên bắt đầu từ “Đời Vua hùng thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng sinh được một đứa con trai, đã lên ba mà không biết nói biết cười. Một hôm có sứ giả của nhà Vua ”.
Truyện bắt đầu kể từ đó để không phải kể việc người mẹ thụ thai, mang thai mười hai tháng. Nhưng đoạn trên vẫn giới thiệu được nhân vật chính là Thánh Gióng.
Giáo viên: Vậy với chủ đề trên truyện cần phải đảm bảo các ý nào?
Học sinh: Với chủ đề “Thánh Gióng đánh giặc Ân” cần có các ý sau:
- Thánh Gióng bảo nhà vua làm ngựa sắt, roi sắt.
- Thánh Gióng ăn khoẻ lớn nhanh.
- Khi ngựa sắt và roi sắt được đem đến, Thánh Gióng vươn vai lớn bổng thành người tráng sĩ, cưỡi ngựa cầm roi ra trận.
- Thánh Gióng xông trận giết giặc.
- Roi gãy thì lấy tre làm vũ khí.
- Thắng giặc, Thánh Gióng bỏ lại giáp trụ, cưỡi ngựa bay về trời.
Ví dụ 2:
Kể lại truyện “Sự tích bánh chưng, bánh giầy” với chủ đề “Vua Hùng truyền ngôi không theo lệ con trưởng”. Với chủ đề này có thể bỏ qua chi tiết Lang Liêu nằm mơ thấy thần dạy làm bánh mà chỉ cần đảm bảo một số ý sau:
- Giới thiệu vua Hùng về già, muốn truyền ngôi, nhưng có 20 người con trai.
- Ý của vua muốn truyền ngôi cho ai làm vừa ý trong dịp lễ (Không nhất thiết là con trưởng).
- Lang Liêu là con thứ, làm bánh chưng bánh giầy trong ngày lễ nên vừa ý vua .
- Lang Liêu được nối ngôi vua.
Ví dụ 3:
Kể lại chuyện “Sự tích bánh chưng bánh giày” theo chủ đề “Lang Liêu làm ra thứ bánh quý”. Nếu kể theo chủ đề này thì chủ đề vua Hùng truyền ngôi không theo con trưởng chỉ cần lướt qua. Vì vậy, bài văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho con, nhưng có tới 20 người con trai.
- Vua ra điều kiện ai làm vừa ý vua trong lễ Tiên Vương sẽ được nối ngôi.
- Lang Liêu là con thứ, luôn chăm chỉ việc đồng áng, trong nhà chỉ có nhiều lúa ngô khoai sắn.
- Lang Liêu nằm mơ thấy thần bảo lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương.
- Lang Liêu làm ra hai thứ bánh, bánh vuông tượng trưng cho đất, bánh trong tượng trưng cho trời.
- Vua Hùng rất vừa ý với chồng bánh của Lang Liêu, Vua đặt tên bánh tròn tượng tr­ng cho bÇu trêi là bánh giầy, bánh vuông tượng trung cho trái đất là bánh chưng.
- Từ đó bánh chưng, bánh giầy luôn xuất hiện vào dịp Tết.
Tóm lại việc kể chuyện theo một chủ đề luôn đòi hỏi học sinh phải biết lựa chọn những chi tiết kể. Các em phải biết những chi tiết nào cần kể và những chi tiết nào chỉ việc lướt qua. Trong cùng một văn bản, những chủ đề được lựa chọn để kể khác nhau thì cách kể cũng khác nhau.
3. Lập dàn ý:
Thông thường, thứ tự kể trong văn tự sự rất linh hoạt. Có thể kể theo trình tự diễn ra các sự việc, kể theo hướng đan xen giữa quá khứ và hiện tại, kể từ hiện tại (nêu kết quả) quay trở về lần lại quá khứ (lý giải nguyên nhân, diễn biến). Nhưng với các tác phẩm văn học dân gian, các sự việc đều được kể theo trình tự thời gian, việc gì diễn ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau. Dựa vào bài “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự” (trang 44 Sách Giáo Khoa Ngữ văn 6 tập I), tôi đã hướng dẫn học sinh làm bài theo các yêu cầu sau:
- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
- Thân bài: Kể diễn biến của sự việc.
- Kết luận: Kể kết cục của sự việc.
Ngoài dàn ý trên, tôi còn hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo dàn bài sau:
- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được tiếp xúc với câu chuyện.
-Thân bài: Lần lượt giới thiệu nhân vật và kể các sự việc diễn biến câu chuyện.
- Kết luận: 	-Kết thúc sự việc.
-Cảm xúc của mình về câu chuyện.
Ví dụ 1:
Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sự tích “Bánh chưng bánh giầy” bằng lời văn của em.
Học sinh có thể lập dàn ý như sau:
Mở bài: Giới thiệu sự tích “Bánh chưng bánh giầy” được học trong chương trình Ngữ văn 6.
Thân bài: 	- Hùng Vương muốn truyền ngôi cho con bèn ra điều kiện ai làm vừa ý vua trong dịp lễ Tiên Vương sẽ được làm vua.
- Lang Liêu là con thứ 18, chăm chỉ việc đồng áng được thần mách bảo cách làm bánh.
- Lang Liêu làm hai loại bánh : bánh chưng và bánh giầy.
- Đến ngày lễ Tiên Vương, vua Hùng rất vừa ý trước chồng bánh của Lang Liêu.
- Vua nói về ý nghĩa của hai loại bánh.
- Lang Liêu được nối ngôi vua.
Kết luận: Hàng năm mỗi dịp Tết, mọi người đều làm bánh chưng bánh giầy để cúng tổ tiên.
Ví dụ 2:
 Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời văn của em với chủ đề giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
Dàn bài có thể làm như sau:
Mở bài: -Hồ Hoàn Kiếm nằm giữa thủ đô Hà Nội, hồ gắn liền với truyền thuyết dân gian.
Thân bài: -Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới biển, Lê Lợi bắt được chuôi gươm trên rừng, chuôi và gươm lắp vào nhau vừa khít.
	- Có gươm thần nghĩa quân lớn mạnh hơn lên.
- Sau khi đuổi xong giặc, vua dạo chơi trên hồ Tả Vọng.
- Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại gươm.
- Lê Lợi trả lại gươm cho Rùa vàng.
Kết luận: Kể từ đó hồ Tả Vọng có tên là hồ Hoàn Kiếm.
Khi làm bài học sinh không thể bỏ qua bước lập dàn ý. Tôi đã yêu cầu các em làm dàn ý ra nháp rồi tự làm bài theo dàn ý đã định. Như vậy bài văn của em sẽ tránh được việc phụ thuộc vào văn bản về cách diễn đạt.
4. Xây dựng lời kể bằng lời văn của em
4.1. Hướng dẫn học sinh chuyển lời thoại trực tiếp thành lời thoại gián tiếp:
Theo chương trình học cũ, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp được học ở chương trình lớp 8. Nhưng với học sinh lớp 6A9 tôi đang dạy thì việc tiếp thu kiến thức lời dẫn trực tiếp, gián tiếp không phải là việc khó. Vì vậy tôi đã hướng dẫn các em chuyển một số lời dẫn trực tiếp trong văn bản thành lời dẫn gián tiếp.
Trước tiên, tôi hướng dẫn các em nắm chắc khái niệm thế nào là lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. Lời dẫn trực tiếp là lời của người khác được nhắc lai nguyên văn không thêm bớt, thay đổi trật tự diễn đạt. Với khái niệm trên,các em học sinh vẫn dễ dàng tìm thấy những lời nói trực tiếp có trong văn bản.
V

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_lam_bai_van_ke_chuyen_b.doc