Báo cáo biện pháp Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước. Để giúp các em vũng tin với hành trang bước vào đời, ngoài việc trang bị vốn tri thức phong phú cần thiết, việc giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho các em cũng được đặc biệt chú trọng.

Trong thực tiễn xã hội hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường phổ thông nói chung và trường Trung học cơ sở nói riêng rất được quan tâm. Giáo dục đối với học sinh trở thành yếu tố quyết định trong việc hình thành nhân cách của trẻ.

Những tri thức về đạo đức như lòng yêu thương con người, khoan dung, lễ độ, trung thực, giản dị, lòng biết ơn, biết hối hận, khiêm tốn, đoàn kết, học giỏi và giúp đỡ bạn bè, tất cả những khái niệm đó các em được học ở trong chương trình giáo dục công dân. Nhưng các tri thức đó có được vận dụng vào thực tiễn ở trường, ở lớp, ở gia đình và xã hội hay không và vận dụng như thế nào là điều quan trọng.

Với phương châm giáo dục: học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn, nhà trường phải gắn liền với gia đình và xã hội.

Tôi nhận thấy ngoài việc truyền thụ tri thức giáo dục đạo đức cho học sinh còn cho các em tham gia phong trào thi đua theo chủ điểm của nhà trường và lớp, tham dự các giờ sinh hoạt theo nội dung đổi mới, hoặc các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề. Thông qua các hoạt động đó, học sinh củng cố, bổ sung những kiến thức đã học ở trên lớp, tạo điều kiện thuận lợi để các em làm quen với những lĩnh vực khác nhau ở đời sống xã hội, giúp các em có cơ hội liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống. Cũng qua đó, các em được làm quen và luyện tập các kỹ năng cơ bản, cần thiết của học sinh THCS như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự học, kỹ năng hợp tác Từ đó, định hướng đúng đắn về tư tưởng đạo đức, biết phân biệt đúng sai trước các hiện tượng xã hội.

 

doc 22 trang Chí Tường 21/08/2023 5120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Báo cáo biện pháp Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
ây dựng.
Để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự có tác dụng đối với học sinh, GVCN cần kết hợp với hội phụ huynh học sinh, GV bộ môn và các lực lượng giáo dục trong trường cùng hỗ trợ.
3. GVCN chỉ đạo hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp.
Để chương trình hoạt động thành công thì công việc chuẩn bị đóng vai trò rất quan trọng. Sự năng nổ, nhiệt tình, gương mẫu và khả năng tổ chức của cán bộ lớp giữ vai trò quyết định. Với năng lực của mỗi học sinh, GVCN cùng tập thể lớp đề cử và phân công cụ thể công việc cho từng học sinh cho phù hợp.
* Lớp trưởng: Phụ trách theo dõi chuyên cần, đánh giá thi đua chung của lớp, giữ sổ ghi đầu bài.
* Lớp phó học tập: phụ trách theo dõi kết quả học tập, kết quả học bài và làm bài của từng học sinh trong từng tiết học thông qua báo cáo của tổ trưởng.
* Lớp phó văn thể: phụ trách văn thể, phụ trách hoạt động phong trào.
* Lớp phó kỷ luật: quản nếp trong và ngoài giờ.
* Tổ trưởng: theo dõi thi đua về học tập trong sổ
* Tổ phó: theo dõi thi đua về nề nếp trong và ngoài giờ học.
Khi học sinh nhận nhiệm vụ, giáo viên phải giáo dục ý thức đạo đức, tinh thần trách nhiệm và hướng đãn chi tiết cách thức làm việc: cách tổ chức các hoạt động, tổ chức chuẩn bị, kiểm tra đôn đốc bao quát công việc. GVCN phải thường xuyên kiểm tra sổ sách và cách thức làm việc của cán bộ lớp, để kịp thời khen thưởng động viên uốn nắn, nhằm mục đích rèn cho đội ngũ cán bộ đức tính trung thực và tinh thần trách nhiệm, cách tổ chức, điều hành công việc. Đặc biệt là cách tổ chức thành công các chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp.
GVCN phải luôn gần gũi, cố vấn cho các em trong những khi gặp tình huống khó giải quyết, giúp các em khẳng định được vai trò, uy tín trước tập thể, từ đó các em sẽ tự tin hơn, bạo dạn hơn trong công tác.
Cán bộ lớp lên chương trình, hoạt động cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ phù hợp theo các chủ điểm khác nhau cùng với biên bản phân công cụ thể cho các tổ và cán bộ lớp chuẩn bị thực hiện cho mỗi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rồi thông qua GVCN.
Trong các chương trình hoạt động như vậy, hoàn toàn do học sinh làm chủ, GV giữ vai trò cố vấn, là người được mời đến dự và tham gia xây dựng ý kiến. Có như vậy nội dung tiết sinh hoạt hoặc tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp mới phong phú, đa dạng, học sinh mới có điều kiện để bộc lộ tư tưởng tình cảm và tinh thần trách nhiệm, tinh thần xây dựng tập thể.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong 3 năm 2012 – 2013, 2013 – 2014, 2014 – 2015, tôi đã linh hoạt áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào công tác quản lý, giáo dục học sinh và đã thu được kết quả tốt.
Mỗi học sinh đều được giáo dục và thấm nhuần những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, cần thiết. Các em đã thể hiện ý thức trách nhiệm với bản thân, với gia đình và tập thể qua việc tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trong học tập và rèn luyện các em bạo dạn, tư tin hơn, giúp đỡ lẫn nhau. 100% các em thực hiện tốt nếp sống thanh lịch – văn minh. Học sinh kính trọng, biết ơn, cởi mở gần gũi với các thầy cô giáo. Các em gắn bó hơn với lớp vời trường.
Do rèn được nề nếp ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nên tập thể lớp luôn được công nhận là lớp tiên tiến xuất sắc và đạt nhiều thành tích cao trong các phong trào của nhà trường.
Với ý thức đạo đức tốt, các em học sinh đã tham gia các phong trào làm báo tường, từ thiện, kế hoạch nhỏ, chăm sóc công trình măng non đạt kết quả tốt. Cụ thể là: cả 3 năm áp dụng sáng kiến này, 100% học sinh trong lớp do tôi làm chủ nhiệm đều xếp loại hạnh kiểm tốt; không có em nào vi phạm đạo đức, kỉ luật của nhà trường; các em luôn đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc; các em mạnh dạn, tự tin và năng động hơn rất nhiều
Đạt được kết quả trên là do các em có nhận thức về tư tưởng đạo đức đúng đắn. Kết quả đó còn được khẳng định một lần nữa qua các thành tích về học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh.
* Một số tiết giáo án minh họa trong việc giáo dục tư tưởng thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp:
GIÁO ÁN TIẾT SINH HOẠT LỚP 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Sơ kết thi đua: 
- Học sinh nắm được ưu điểm, tồn tại của lớp trong tuần về các mặt học tập, nề nếp, kỉ luật, lao động, vệ sinh; nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 4 tháng 11 và sơ kết tháng 11; khen thưởng học sinh có thành tích, phê bình nhắc nhở học sinh còn mắc khuyết điểm.
- Học sinh biết phát huy ưu điểm, có biện pháp khắc phục những mặt còn tồn tại.
- Xây dựng kế hoạch chung của tháng 12 và kế hoạch chi tiết của tuần 1 tháng 12
2. Sinh hoạt theo chủ đề “Bảo vệ động vật”
a. Kiến thức
- Học sinh nhận thức được vì sao phải bảo vệ động vật và thực trạng một số loài động vật hoang dã trong tự nhiên nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng, hiểu được sự suy giảm hay mất đi của một loài động vật có ảnh hưởng trực tiếp đến tự nhiên và đời sống của con người. Từ đó đưa ra cách thức tuyên truyền phù hợp, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ động vật. 
 b. Kĩ năng 
- Học sinh có kĩ năng nhận biết, đánh giá thực trạng vấn đề, đưa ra biện pháp phù hợp để bảo vệ động vật.
c. Thái độ
- Giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh về việc bảo vệ các loài động vật
- Học sinh có thái độ yêu quý, bảo vệ, chăm sóc các loài vật; có ý thức tuyên truyền trong cộng đồng cùng chung tay bảo vệ động vật
d. Định hướng phát triển năng lực
- Tạo điều kiện cho học sinh phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Hướng dẫn cán bộ lớp sơ kết các mảng thi đua của tuần 4 tháng 11 và sơ kết tháng 11; xây dựng kế hoạch chung của tháng 12 và kế hoạch chi tiết của tuần 1 tháng 12.
- Chuẩn bị nội dung chủ đề “Bảo vệ động vật”.
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho 3 tổ: mỗi tổ chọn 1 hình thức tuyên truyền để kêu gọi mọi người cùng bảo vệ động vật.
- Sưu tầm hình ảnh, tư liệu phục vụ cho tiết học.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học và các phương tiện hỗ trợ.
- Giấy bìa A4 để học sinh ghi thông điệp.
- Chuẩn bị phần thưởng.
2. Chuẩn bị của học sinh 
- Cán bộ lớp tổng hợp phần sơ kết tình hình hoạt động của lớp trong tuần, trong tháng 11 theo sự phân công của cô giáo chủ nhiệm và xây dựng phương hướng hoạt động cho tháng 12 và tuần tiếp theo.
+ Lớp trưởng và các lớp phó tổng hợp nhận xét thi đua.
+ Thiết kế bài trình chiếu
- Mỗi tổ chọn một hình thức tuyên truyền để “Bảo vệ động vật” (GVCN đã chia lớp thành 3 tổ và giao nhiệm vụ cụ thể):
+ Tổ 1: tuyên truyền qua hình thức thuyết trình kết hợp với thơ 
+ Tổ 2: tuyên truyền bằng hội họa
+ Tổ 3: tuyên truyền qua một vũ điệu sôi động
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
 1. Ổn định tổ chức
 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HOẠT ĐỘNG 1
SƠ KẾT TUẦN 4, SƠ KẾT THI ĐUA THÁNG 11; ĐỀ RA PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THÁNG 12 VÀ TUẦN 1 THÁNG 12
 	Mục tiêu của hoạt động: Học sinh trong lớp nắm được những ưu điểm và những mặt còn tồn tại của lớp mình trong tuần, trong tháng; từ đó phát huy ưu điểm và khắc phục mặt còn tồn tại, đề ra phương hướng cho tuần tiếp theo, tháng tiếp theo
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- Giới thiệu đại biểu. 
- Giới thiệu chương trình: 
+ Phần I: Sơ kết các mặt thi đua của tuần 4 tháng 11, các hoạt động trọng tâm trong tháng 11; xây dựng kế hoạch chung của tháng 12 và hoạt động cụ thể cho tuần 1 tháng 12.
+ Phần II: Sinh hoạt theo chủ đề: “Bảo vệ động vật”.
- Giới thiệu HS lên điều hành giờ sinh hoạt.
- GVCN theo dõi, bao quát, xử lý tình huống (nếu có)
	- Chào mừng
- Lắng nghe
* 2 HS lên dẫn chương trình giờ sinh hoạt.
- HS dẫn chương trình giới thiệu các lớp phó lên sơ kết tình hình :
 + Lớp phó kỉ luật lên sơ kết tình hình nề nếp kỉ luật
∙ HS nhận xét, bổ sung.
∙ HS điều khiển chương trình giải đáp các ý kiến, xử lý tình huống (nếu có) hoặc đề xuất với GVCN.
I. Sơ kết thi đua 
1. Sơ kết thi đua tuần 4 tháng 11
a. Về kỉ luật
* Ưu điểm: 
- Đa số thực hiện đúng nội quy của trường, lớp.
- Mặc đúng đồng phục quy định.
- Duy trì tốt nếp trong và ngoài lớp.
- Thực hiện tốt nếp sống thanh lịch, văn minh.
 * Tồn tại:
- Còn tình trạng đi học muộn
- GVCN theo dõi, bao quát, xử lý tình huống (nếu có).
+ Lớp phó học tập lên sơ kết tình hình học tập.
ž Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 ž HS điều khiển chương trình giải đáp các ý kiến, xử lý tình huống (nếu có) hoặc đề xuất với GVCN.
b. Về học tập
* Ưu điểm: 
- Đa số học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Tích cực phát biểu xây dựng bài và đạt nhiều điểm 9; 10.
- Một số bạn có nhiều tiến bộ
* Tồn tại:
- Một số HS chuẩn bị bài còn sơ sài 
- GVCN theo dõi, bao quát, xử lý tình huống (nếu có).
- GVCN theo dõi, bao quát, xử lý tình huống (nếu có).
- GVCN có ý kiến về phần sơ kết tuần và trao thưởng cho HS.
+ Lớp phó phụ trách lao động lên sơ kết tình hình lao động, vệ sinh.
ž Cả lớp theo dõi phần trình chiếu slide: 
ž HS trong lớp nhận xét, bổ sung.
ž HS điều khiển chương trình giải đáp các ý kiến, xử lý tình huống (nếu có) hoặc đề xuất với GVCN.
* HS dẫn chương trình mời lớp trưởng sơ kết các hoạt động thi đua của tháng 11
- HS trong lớp bổ sung phần sơ kết (nếu có)
- Công bố danh sách khen thưởng 5 HS tiêu biểu và tổ đạt thành tích cao
- Học sinh được khen thưởng và đại diện tổ được tuyên dương lên nhận quà
c. Lao động, vệ sinh
- Vệ sinh tốt trong và ngoài lớp.
- Không còn hiện tượng vứt rác bừa bãi. 
- Làm tốt công tác lao động vệ sinh ở các khu vực công cộng theo phân công của nhà trường.
2. Sơ kết thi đua tháng 11
- Tham gia tích cực phong trào hội giảng, hội học:
 + 100% giờ học tốt
 + Đạt 386 hoa điểm tốt
- Thi văn nghệ chào mừng 20/11: giải Nhất
- Tham gia cuộc thi “Viết về nếp sống Thanh lịch- Văn minh thành phố Hà Nội cấp THCS năm 2015”
- Sơ kết thi đua đợt 2 (Từ 15/10- 20/11): Xếp loại lớp Xuất sắc
- Quyên góp 182 quyển sách, truyện ủng hộ thư viện của nhà trường
- GVCN theo dõi, bao quát, bổ sung (nếu cần).
- GVCN theo dõi, bao quát, bổ sung (nếu cần)
- GVCN nhận xét, bổ sung, định hướng cách tiến hành giờ sinh hoạt tuần tiếp theo
- HS dẫn chương trình đưa kế hoạch đã được cán bộ lớp thống nhất về các mặt thi đua; đề ra phương hướng hoạt động tháng 12 và tuần 1 tháng 12
II. Xây dựng phương hướng tháng 12 và tuần 1 tháng 12
1.Kế hoạch tháng 12
1. Kế hoạch tháng 12 
Nội dung KH
Hình thức
 thực hiện
Phân công nhiệm vụ
Tháng cao điểm phòng chống AIDS
Viết bài nghị luận về chủ đề phòng chống HIV/AIDS
Mỗi học sinh 1 bài
Kỉ niệm 43 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
Sưu tầm tư liệu
Tổ trưởng phụ trách
Kỉ niệm 71 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Văn nghệ chào mừng
Lớp phó văn thể phụ trách
Ôn thi học kỳ
Làm đề cương, phân nhóm học tập
Lớp phó học tập phụ trách
2.Kế hoạch tuần 1 tháng 12
Nội dung hoạt động
Phân công nhiệm vụ
 Về học tập:
- Giành nhiều hoa điểm tốt: hưởng ứng chủ đề: “Uống nước nhớ nguồn”
- Làm đề cương học kì I 
Lớp phó học tập và tổ trưởng đôn đốc, kiểm tra 
Về nề nếp kỉ luật:
-Thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường
Lớp trưởng và lớp phó kỉ luật đôn đốc, nhắc nhở 
 Các hoạt động khác:
- Chuẩn bị nội dung chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân 22/12
- Sinh hoạt chủ đề tuần sau: “Hội vui học tập”
Giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp thống nhất xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể 
Hoạt động 2 (22 phút)
SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ : “BẢO VỆ ĐỘNG VẬT”
Mục tiêu của hoạt động: Học sinh nhận thức được vì sao phải bảo vệ động vật và thực trạng một số loài động vật hoang dã trong tự nhiên nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng, hiểu được sự suy giảm hay mất đi của một loài động vật có ảnh hưởng trực tiếp đến tự nhiên và đời sống của con người. Từ đó đưa ra cách thức tuyên truyền phù hợp, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ động vật. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- GVCN theo dõi, bao quát, bổ sung (nếu cần).
- Giáo viên chủ nhiệm tổng kết nội dung, nhận xét, đánh giá hoạt động:
+ Nêu ý nghĩa của tiết học
+ Tuyên dương, khen ngợi ý thức chuẩn bị, động viên, khích lệ phần thể hiện và tham gia hoạt động của học sinh
+ Định hướng phần chuẩn bị cho tiết sinh hoạt tuần sau.
- Bốn học sinh thể hiện tiết mục múa: “Vũ khúc chim công” để HS cảm nhận rõ hơn vai trò của thiên nhiên, loài vật đối với cuộc sống của con người.
+ Học sinh dưới lớp theo dõi và nêu cảm nhận.
- Học sinh theo dõi clip nói về thực trạng các loài động vật hoang dã đang bị đe dọa, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
+ Học sinh dưới lớp theo dõi và nêu suy nghĩ, nhận xét sau khi xem clip
* HS dẫn chương trình dẫn dắt, chuyển ý: Từ thực trạng các loài động vật đang bị đe dọa nhiều loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, theo các bạn chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ các loài động vật?
- Một số học sinh trình bày suy nghĩ về biện pháp bảo vệ động vật
- Học sinh dẫn chương trình dẫn chuyển: với mỗi học sinh chúng ta biện pháp thiết thực nhất là tuyên truyền để mọi người cùng tham gia bảo vệ động vật. Trong tiết sinh hoạt trước, cô giáo chủ nhiệm đã hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các tổ: mỗi tổ sẽ chọn một hình thức tuyên truyền sao cho thuyết phục nhất để kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ động vật.
 + Đại diện các tổ trình bày phần đã chuẩn bị của tổ mình:
ž Tổ 1: tuyên truyền qua hình thức thuyết trình kết hợp với thơ 
ž Tổ 2: tuyên truyền bằng hội họa
ž Tổ 3: tuyên truyền qua một vũ điệu sôi động
- Sau phần trình bày của 3 tổ, một số học sinh nêu suy nghĩ về việc làm thiết thực để bảo vệ động vật 
- Học sinh dẫn chương trình tổ chức hoạt động làm tờ rơi ghi thông điệp bảo vệ động vật (cả lớp thực hiện theo hình thức: hai học sinh ngồi cạnh nhau tạo thành nhóm cặp đôi)
+ Thời gian thực hiện : 2 phút
+ Sau khi viết thông điệp trên tờ rơi các nhóm dán lên bảng tổng hợp Ao.
- Học sinh dẫn chương trình mời cô giáo chủ nhiệm tổng hợp nội dung, nhận xét, đánh giá hoạt động
III. Sinh hoạt theo chủ đề “Bảo vệ động vật”
1.Thực trạng các loài động vật đang bị đe dọa, nhiều loài thú quý hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
- Thực trạng các loài động vật trong tự nhiên đang bị đe dọa, nhiều loài thú quý hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
- Thực trạng các loài động vật ở Việt Nam đang bị đe dọa, nhiều loài thú quý hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
2.Nguyên nhân dẫn đến thực trạng
- Nạn săn bắt bừa bãi
- Môi trường sống bị thu hẹp 
- Ô nhiễm môi trường
3.Học sinh với việc bảo vệ động vật
- Tuyên truyền trong cộng đồng
- Thể hiện thái độ với các hành vi xâm hại, hủy diệt động vật,
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10: CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Tuần 4 – Tiết 4
Hoạt động: THI TÌM HIỂU CÁC TẤM GƯƠNG HỌC TỐT
I. Mục tiêu
- Giáo dục cho HS tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vượt lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập.
- Rèn luyện kỹ năng phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phầm chất và ý chí, năng lực học tập, năng lực theo các gương học tập tốt.
- Hiểu lời Bác dạy, hiểu nội dung và giao ước thi đua.
- Có ý thức thi đua lành mạnh, có động cơ, thái độ học tập tốt.
- Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện, biết thực hành phương pháp học tập tích cực.
* Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Kỹ năng tự tin khi tìm hiểu về những gương HS học tốt.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về gương học tốt.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về những gương học tốt.
II. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Trò chơi giáo dục
- Hỏi và trả lời.
- Biểu đạt sáng tạo – giao ước thi đua
- Trình bày một phút
III. Chuẩn bị tài liệu và phương tiện
- Hai bức thư của Bác Hồ gửi nhân ngày khai trường năm 1945 và Gửi ngành giáo dục năm 1968.
- Bản đăng ký thi đua của tổ trình bày trên giấy A0.
- Bản giao ước thi đua chung của lớp: các chỉ tiêu phấn đấu, các biện pháp. Bản giao ước thi đua này cũng được thể hiện trên giấy A0.
- Câu hỏi thảo luận
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ trong hoạt động.
IV. Tiến trình hoạt động
Khám phá :
Trò chơi “Tôi biết”
- Luật chơi: Lớp đứng thành một vòng tròn, dùng một cành hoa chuyền nhau cành hoa đến người nào đó sẽ nói to một câu. Ví dụ như: “Tôi biết Bác Hồ là một danh nhân văn hoá”; “Tôi biết Ngô Bảo Châu là một giáo sư toán học”; “Tôi biết Pytago là nhà toán học lỗi lạc” cứ thế cho đến người cuối cùng.
- Kết thúc trò chơi người điều khiển chương trình cho cả lớp bình luận về các phát biểu của bạn.
- Người dẫn chương trình mời một bạn hát ca ngợi về Bác Hồ 
- Người dẫn chương trình chuyển sang giai đoạn 2.
Kết nối :
Hoạt động 1: Thi tìm hiểu về tấm gương học tốt
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, đại diện tổ lên bắt thăm trả lời câu hỏi.
1. Bạn hiểu thế nào là một học sinh tốt?
2. Trong lớp ta, bạn nào học tập tốt? Tại sao bạn lại cho như vậy? Bạn có thể noi theo bạn đó những điều gì?
3. Trong trường ta, trong năm học qua, những học sinh nào được coi là học giỏi tiêu biểu?
4. Bạn hãy cho biết một tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập ở trường ta.
- Sau khi các tổ trình bày hết, người điều khiển chương trình kết luận: Mời giáo viên nêu kết luận vấn đề - Thư ký ghi lại.
- Người dẫn chương trình mời một biểu diễn tiết mục văn nghệ.
Hoạt động 2: Thảo luận kế hoạch hành động.
- Người điều khiển chương trình lần lượt nêu từng câu hỏi thảo luận.
- Theo từng câu hỏi, HS của lớp phát biểu ý kiến của mình, bổ sung, tranh luận với nhau. Người điều khiển tổng hợp ý kiến theo từng nội dung. Có thư ký ghi biên bản thảo luận.
- Kết quả thảo luận thể hiện được chương trình hành động của lớp.
- Cuối cùng lớp thông qua chương trình hành động của lớp thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác Hồ dạy.
Gợi ý nội dung thảo luận
- Phát cho mỗi nhóm HS hai bức thư của Bác Hồ. Thảo luận nội dung sau:
1. Trong thư Bác Hồ gửi HS ngày khai trường đầu tiên (tháng 9/1945), Bác đã dạy HS những điều gì?
2. Trong thư cuối cùng của Bác năm 1968, lời dặn nào của Bác mà theo bạn là quan trọng nhất?
3. Trong các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, bạn thấy những chỉ tiêu nào phù hợp, những chỉ tiêu nào không? Vì sao?
4. Theo bạn, có thể có những khó khăn nào trong việc thực hiện? Khắc phục bằng cách nào?
5. Theo bạn, để thực hiện những chỉ tiêu đó, cần phải có những biện pháp gì?
6. Bạn phải làm gì để học tập tốt, rèn luyện tốt theo các lời Bác dạy trong thư?
Thực hành luyện tập:
Hoạt động 3: Trình bày 
- Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi “bạn hãy nêu các nội dung chính trong bản giao ước thi đua của tổ và của lớp, theo bạn những chỉ tiêu thi đua nào là quan trọng nhất đối với lớp ta”.
- Yêu cầu trình bày ngắn gọn trong 1 phút
- Cho một vài bạn trình bày.
Vận dụng:
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi HS về nhà, căn cứ vào giao ước thi đua của tổ và của lớp, hãy xây dựng bản chương trình hành động, kế hoạch rèn luyện, phấn đấu của cá nhân để thực hiện mục tiêu thi đua của tổ, của lớp.
- HS hoàn thành bản kế hoạch này trong một tuần và nộp cho lớp trưởng quản lí theo dõi.
VII. Tư liệu:
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
Các em học sinh, 
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em. 
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khá

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_giao_duc_tu_tuong_dao_duc_ki_nang_song_cho.doc