Báo cáo biện pháp Đổi mới chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học

 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Tôi sử dụng phương pháp này để phân tích tài liệu lý thuyết thành các đơn vị kiến thức để tìm hiểu dấu hiệu đặc thù, bản chất cấu trúc bên trong của vấn đề, từ đó nắm vững từng đơn vị kiến thức và toàn bộ vấn đề liên quan đến công tác quản lý nói chung và công tác quản lý giáo dục nói riêng. Trên cơ sở lý thuyết đã phân tích, tổng hợp chúng lại để tạo thành một hệ thống, để từ đó thấy được mối quan hệ biện chứng của vấn đề quản lý giáo dục, thông qua đó giúp tôi hiểu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc vấn đề nghiên cứu.

 Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết: Tôi sử dụng phương pháp này để sắp xếp tài liệu theo từng chủ đề, từng mặt, từng đơn vị kiến thức có dấu hiệu biện chứng. Đây là phương pháp quan trọng giúp tôi hệ thống hoá kiến thức, sắp xếp kiến thức theo mô hình nghiên cứu giúp tôi hiểu biết sâu sắc và chặt chẽ vấn đề hơn.

 Phương pháp mô hình hoá: tôi sử dụng phương pháp này để xây dựng các giả định về vấn đề quản lý để tìm ra bản chất của vấn đề.

 

doc 21 trang Chí Tường 20/08/2023 6060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Đổi mới chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Đổi mới chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học

Báo cáo biện pháp Đổi mới chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học
c thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ chuyên môn có ít nhất 5 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, tổ phó.
 2) Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác.
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị ĐDDH của các thành viên trong tổ theo kế hoạch chung của trường.
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
 3) Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ 1 tuần 1 lần. 
Trong trường Tiểu học, tổ chuyên môn là một bộ phận rất quan trọng của nhà trường, trực tiếp thực hiện các hoạt động về chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch giáo dục và giảng dạy, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tổ chuyên môn ở cấp Tiểu học còn là nơi tổ chức các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo cả về phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ chuyên môn. 
Tổ chuyên môn chính là tập thể sư phạm thu nhỏ của nhà trường, muốn nhà trường vững mạnh thì phải có các tổ chuyên môn tốt.
 2. Vai trò của tổ chuyên môn với việc thực hiện mục tiêu giáo dục 
Quản lí chuyên môn đúng với quy định của nhà nước: là xây dựng thực hiện kế hoạch phát triển của tổ, thực hiện đầy đủ các môn, các mặc giáo dục theo chỉ thị năm học, là quản lý giáo viên trong tổ chuyên môn, tổ chức mọi người đáp ứng nghiêm túc các yêu cầu chuyên môn, tổ chức công tác hành chính phục vụ các yêu cầu về chuyên môn trong nhà trường
Qua hoạt động chuyên môn phát hiện và bồi dưỡng giáo viên giỏi và học sinh giỏi, giúp đỡ giáo viên trẻ, giáo viên nhận nhiệm vụ mới, hỗ trợ kịp thời học sinh học yếu kém; thúc đẩy giao lưu trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm rèn luyện học sinh.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
 Hiện nay, trong các trường tiểu học, hoạt động tổ chuyên môn đã được quan tâm hơn nhưng đa số các tổ chuyên môn hoạt động chưa đạt hiệu quả bởi lý do sau:
- Nhận thức về tầm quan trọng của tổ chuyên môn chưa đầy đủ.
- Thời gian hoạt động tổ chuyên môn ít. Trường tôi đa số giáo viên dạy cả ngày (dạy 2 buổi/ngày) ngoài ra giáo viên còn phải soạn bài và lo việc gia đình nên ít có thời gian để tham gia hoạt động tổ chuyên môn.
- Nội dung và hình thức hoạt động tổ chuyên môn còn đơn điệu nghèo nàn ít hấp dẫn.
- Tổ trưởng chuyên môn chưa được bồi dưỡng một cách bài bản về việc tổ chức các hoạt động của tổ chuyên môn.
- Kinh phí dành cho hoạt động tổ chuyên môn còn hạn hẹp.
- Việc đánh giá, khen thưởng động viên các tổ chuyên môn hoạt động đạt hiệu quả cao chưa được quan tâm đúng mức. 
III. CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 
 Hoạt động chuyên môn của tổ khối chuyên môn là một hoạt động trọng tâm , thiết yếu nhằm mang lại hiệu quả, chất lượng dạy và học trong nhà trường và là nhịp cầu nối giữa giáo viên với Ban giám hiệu .
 Thông qua tổ chuyên môn mà Ban giám hiệu nắm bắt kịp thời, chính xác các thông tin từ phía giáo viên.
 Tổ chuyên môn theo dõi giáo viên thường xuyên và sâu sát hơn.
 Thực hiện tốt việc sinh hoạt chuyên môn sẽ giúp cho giáo viên có kế hoạch cụ thể và xác thực hơn trong công việc giáo dục học sinh, giáo viên chịu tìm tòi, nghiên cứu kỹ sách giáo khoa , sách giáo viên và các tài liệu để trao đổi , trau dồi về cải tiến phương pháp giảng dạy một hay nhiều môn học nào đó nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
 Qua nghiên cứu về lý luận, từ thực trạng về quản lý hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn, của ban giám hiệu nhà trường, bản thân tôi thấy rằng muốn nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn thì cần tìm hiểu thực hiện tốt một số biện pháp cụ thể sau:
 1. Biện pháp 1: Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn.
 Ngay từ đầu năm học, trong hội nghị hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 – 2016, tôi đã phân tích cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường về tầm quan trọng của tổ chuyên môn.
- Mỗi khối lớp về cấu trúc chương trình, nội dung sách giáo khoa, đặc điểm tâm lý học sinh đều có những nét riêng chỉ có những giáo viên tham gia giảng dạy chung trong một khối lớp mới có điều kiện để trao đỏi, chia sẻ kinh nghiệm và bàn bạc trao đổi kĩ với nhau về những bài khó dạy, những vấn đề khó khăn, bất cập.
- Các thành viên trong cùng tổ chuyên môn thường xuyên sinh hoạt cùng nhau dễ có điều kiện để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Uy tín của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dạy – tổ chuyên môn. 
- Giúp giáo viên thận thức sâu sắc về sự cần thiết của công tác sinh hoạt chuyên môn ở nhà trường nói chung và tổ khối nói riêng. Coi đây là quyền lợi, là nghiã vụ mà mỗi người giáo viên cần phải làm tốt để đáp ứng được đòi hỏi của công tác giáo dục ngày càng cao. Họ phải hiểu rằng, muốn có chỗ đứng vững chắc, bền chặt trong nghành giáo dục thì nhất thiết phải luôn tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân.vv.. 	 
 2. Biện pháp 2: Phân công đội ngũ, sắp xếp thời gian giảng dạy hợp lý để các tổ chuyên môn có thời gian hoạt động.
* Phân công tổ chuyên môn: Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong các nhà trường là phân công đội ngũ một cách hợp lý, chính là làm sao để mỗi thành viên phát huy tốt nhất những sở trường của mình, say mê sáng tạo cống hiến cho nhà trường đồng thời phải hạn chế tối đa những điểm yếu, những bất cập của từng thành viên. Trong thực tế ở trường để làm được điều này là rất khó khăn vì có những việc khó rất ít người làm được. Với vai trò phó hiệu trưởng, tôi đã tham mưu cho hiệu trưởng trong việc phân công đội ngũ giáo viên như sau:
- Phân công các tổ chuyên môn: Tôi ưu tiên nhiều hơn cho khối lớp 1 và khối lớp 5. Ưu tiên nhất là khối lớp 1, các em vào lớp 1 mới 6 tuổi. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng để dạy chữ và dạy người. Các em phải được học từ cách xếp hàng ra vào lớp, sắp xếp đồ dùng học tập, cách cầm bút, cách mở cuốn sách, cách cầm sách, ... Đặc biệt đây là giai đoạn hình thành những nét tính cách cơ bản ban đầu của trẻ . Chính vì vậy, giáo viên dạy lớp 1 là rất quan trọng, phải chọn những cô giáo mẫu mực, nhẹ nhàng, tâm huyết với nghề. Tương tự như vậy, lớp 5 là lớp kết thúc giai đoạn học tập cấp Tiểu học, đòi hỏi học sinh phải đạt được những yêu cầu nhất định về kiến thức, kĩ năng về đọc, viết, tính toán, ... nên phải chọn những giáo viên có nghiệp vụ chuyên môn tốt có khả năng giúp học sinh bước đầu biết tự hoàn thiện các yêu cầu theo quy định. 
- Chọn tổ trưởng chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn có vai trò rất quan trọng. Vì vậy phải chọn được người không chỉ giỏi chuyên môn mà phải có uy tín, có khả năng thuyết phục người khác. Để chọn tổ trưởng chuyên môn tôi đã thực hiện các bước sau. 
+ Yêu cầu giáo viên trong tổ tự giới thiệu đề cử, tham khảo ý kiến của các tổ chuyên môn khác.
+ Ban Giám hiệu xem xét trình độ chuyên môn, năng lực quản lý để lựa chọn
* Sắp xếp thời gian cho các hoạt động tổ chuyên môn: Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn. 
- Trên cơ sở quán triệt việc thực hiện nghiêm túc thời gian dạy học theo quy định của biên chế năm học tôi đã cho các tổ tự thảo luận sắp xếp thời gian cho các hoạt động chuyên môn sao cho phù hợp nhất với điều kiện của từng tổ. Tổ trưởng xây dựng kế hoạch duyệt với ban giám hiệu.
- Tôi xây dựng thời khoá biểu sao cho mỗi tuần các tổ chuyên môn đều có một buổi chiều dành cho việc sinh hoạt chuyên môn. Ví dụ: Tổ 4 sinh hoạt chuyên môn vào chiều thứ hai, tổ 1 sinh hoạt chuyên môn vào chiều thứ ba, tổ 2 sinh hoạt chuyên môn vào chiều thứ tư, tổ 3 và tổ 5 sinh hoạt chuyên môn vào chiều thứ năm. 
- Đa số các tổ chuyên môn đều thống nhất phương án tổ chức các chuyên đề vào tiết buổi chiều ngày sinh hoạt chuyên môn.
* Chỉ đạo quy trình hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng tích cực
 Trước đây, các tổ chuyên môn sinh hoạt tổ chuyên môn theo quy trình sau:
- Thời gian sinh hoạt 2 tuần /lần .
- Nội dung sinh hoạt chuyên môn :
+ Rút kinh nghiệm của 2 tuần vừa học.
+ Thống nhất bài dạy của 2 tuần sắp tới. 
+ Nhắc nhở các công việc của nhà trường, công đoàn, đoàn đội,..
+ Đọc tài liệu tham khảo (nếu có)
Tuy nhiên, quy trình đó đã đã bộc lộ một số nhược điểm sau:
+ Thời gian họp tổ nhóm chuyên môn bị kéo dài.
+ Khi thống nhất không tập trung vào nội dung chính là xác định kiến thức trọng tâm các bài có kiến thức khó , cách tổ chức các hình thức hoạt động mà thường dàn trải đều các tiết . 
+ Chưa giúp đỡ nhiều đồng nghiệp nâng cao trình độ nghiệp vụ.
+ Thời gian sinh hoạt chuyên môn nhiều nên thời gian tổ chức chuyên đề, dự giờ học hỏi kinh nghiệm của nhau còn hạn chế.
+ Chưa phát huy tư duy cá nhân.
+ Còn nặng về hình thức.
Thấy rõ sự bất cập trong việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, Ban giám hiệu đã kịp thời điều chỉnh quy trình sinh hoạt chuyên môn theo hướng tích cực nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Quy trình đó như sau: 
PHẦN 1: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TUẦN VỪA QUA
1. Ưu điểm: - ngắn gọn, không rườm rà, đánh giá theo trọng tâm tuần trước.
2. Tồn tại: - Đưa ra tồn tại, khó khăn, vướng mắc
PHẦN 2: TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TUẦN TIẾP THEO
1. Nhiệm vụ trọng tâm tuần: Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học, của Đoàn Đội, của chuyên môn  Dựa vào các văn bản hướng dẫn, chủ đề, chủ điểm  để xây dựng trọng tâm tuần.
- Trọng tâm phải cô đọng, ngắn gọn, dễ nhớ
- Cập nhật các văn bản của Sở, phòng.
2. trao đổi thống nhất bài khó:
- Phụ trách môn giải đáp những vướng mắc của tổ nêu ra
- Khối trưởng chốt kiến thức, cả khối thống nhất, khối trưởng gioa nhiệm vụ từng thành viên, thời gian hoàn thành
- Nội dung bài khó: khi áp dụng vào từng lớp có thể thay đổi cho phù hợp với lớp đó. Chú ý ND dạy phân hóa đối tượng
- Cập nhật giáo dục tính tích hợp trong các bài. (VD: giáo dục bảo vệ môi trường, .)
3. Nội dung khác: Tùy theo từng tuần, căn cứ vào nhiệm vụ năm học, hoặc chỉ đạo trọng tâm chuyên môn của nhà trường đề ra 
4. Học tập, nâng cao trình độ chuyên môn: Tùy theo từng tuần, tháng cụ thể, đáp ứng được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho giáo viên
PHẦN 3: KẾT LUẬN
1. Đống chí khối trưởng chốt nội dung buổi sinh hoạt
2. Đại diện BGH phát biểu ý kiến
- Đánh giá buổi sinh hoạt chuyên môn
- Đưa ra phương án giải quyết
- Giao nhiệm vụ khối trưởng, giáo viên trong khối, thời gian hoàn thành
 3. Biện pháp 3: Đa dạng hoá nội dung và hình thức hoạt động tổ chuyên môn.
- Trước đây, các hoạt động tổ chuyên môn còn mang tính hình thức ít hiệu quả vì hầu hết các hoạt động rất đơn điệu được lập đi lập lại nhiều lần. Để khắc phục tình trạng đó trước tiên cần tạo không khí thoải mái và cởi mở trong các tổ chuyên môn.
- Để tăng cường hiệu quả các hoạt động của tổ chuyên môn tôi đã gợi ý cho các tổ trưởng lựa chọn các nội dung hoạt động chủ yếu của tổ chuyên môn như: Thảo luận thống nhất chương trình, kế hoạch dạy học, giới thiệu những cuốn sách, tài liệu hay, phân tích những nội dung khó dạy. Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt, giúp đỡ học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. Học tập nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin thiết bị dạy học để đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức các chuyên đề sử dụng phương tiện dạy học hiện đại,...
- Sau khi lựa chọn được nội dung các hoạt động tổ chuyên môn tôi đã hướng dẫn các tổ đa dạng hoá các hoạt động. Tuỳ theo điều kiện thực tế của từng tổ, hình thức hoạt động linh hoạt phát huy tối đa sự sáng tạo của tất cả các thành viên trong mỗi tổ. Trong năm học, tổ 4 đã rất thành công trong việc mỗi thành viên của tổ khai thác mạng Internet tự xây dựng cho mình một kho học liệu điện tử về các hình ảnh, video clip phục vụ cho việc dạy phân môn Lịch sử, những trò chơi nhằm khai thác, củng cố các kiến thức về lịch sử. 
- Sau khi sưu tầm được những tài liệu quý, các thành viên trong các tổ đã phối hợp với nhau tạo thành kho học liệu điện tử trong đó có nhiều đoạn phim tư liệu quý, hình ảnh đẹp hấp dẫn học sinh làm cho giờ học nhẹ nhàng, học sinh hiểu bài và ghi nhớ lâu vận dụng tốt. Từng bước làm như vậy đã giúp cho giáo viên lên lớp vững vàng tự tin và hiệu quả hơn. 
 4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ trưởng chuyên môn tổ chức tốt các hoạt động trong tổ.
- Sau khi phân công tổ trưởng chuyên môn, nhà trường thường bố trí thời gian và cấp kinh phí cho tổ trưởng tham gia các lớp bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn do trường Bồi dưỡng Cán bộ Quản lý Giáo dục Hà Nội tổ chức. Đồng thời, tổ chức cho tổ trưởng đi tham quan học tập kinh nghiệm của các trường tiên tiến xuất sắc.
- Khi các tổ chuyên môn có những đề xuất với ban giám hiệu, chúng tôi luôn quan tâm và đáp ứng tất cả các nguyện vọng chính đáng của các tổ.
- Hiện nay kinh phí chi cho các hoạt động chuyên môn còn hạn chế nhưng tôi đã mạnh dạn đề nghị tiết kiệm các khoản chi khác để phục vụ cho chuyên môn. Trong những năm học vừa qua, nhà trường đã dành kinh phí tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức tin học cơ bản cho 100% cán bộ giáo viên của trường.
- Hàng năm nhà trường có tổ chức thi đồ dùng dạy học tự làm và giới thiệu kho học liệu điện tử. Nhà trường tạo điều kiện về kinh phí, thời gian để mỗi cán bộ giáo viên có điều kiện tốt nhất để thực hiện ý tưởng của mình. Chính vì vậy đồ dùng dạy dọc và kho học liệu điện tử trong các tổ chuyên môn của trường tôi luôn được cải thiện phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học. 
 5. Biện pháp 5: Xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng động viên hoạt động của các tổ chuyên môn. 
- Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng tiêu chí thi đua về các hoạt động của nhà trường trong đó có thang điểm 20/100 điểm cho các hoạt động của tổ chuyên môn: Trong đó việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn (5 điểm). Tổ chức các chuyên đề hội giảng (5 điểm). Chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn (5 điểm). Tham gia các cuộc thi, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng đội ngũ, viết sáng kiến kinh nghiệm (5 điểm). Các tổ đạt điểm cao sẽ được khen thưởng. 
- Cuối năm học các tổ chuyên môn tự đánh giá hiệu quả công tác trong năm học và tự nhận mức danh hiệu thi đua. Sau đó ban thi đua của nhà trường tiến hành chấm điểm từng tổ chuyên môn và đề xuất mức khen thưởng. 
6. Biện pháp 6: Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý, ý thức của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường
6.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các tổ chuyên môn
 Như chúng ta đã biết Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo quần chúng. Điều lệ trường Tiểu học đã qui định về vai trò, vị trí tổ chức Đảng trong trường Tiểu học là:
	 - Tổ chức Đảng trong trường Tiểu học lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật. Chính vì lẽ đó việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong các tổ chuyên môn là hết sức cần thiết và phải đặt lên vị trí hàng đầu.
 - Việc tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trong các tổ chuyên môn phải được thông qua việc các tổ chuyên môn phải nắm được các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Đặc biệt là phải nắm bắt thực hiện kịp thời các nghị quyết, chỉ thị của chi bộ nhà trường trong việc chỉ đạo chuyên môn cũng như các hoạt động của nhà trường . Để thực hiện tốt điều này, cơ cấu các tổ trưởng các tổ chuyên môn nên là đảng viên để lãnh đạo các tổ chuyên môn. Thông qua việc xây dựng các đoàn thể vững mạnh trong nhà trường, nhằm phối hợp một cách nhịp nhàng với các tổ chuyên môn trong việc cùng nhau phấn đấu để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
6.2. Nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo công tác sinh hoạt chuyên môn ở tổ khối của BGH.
 	 - Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và quản lý chuyên môn cho cán bộ quản lý nhà trường. Tổ chức giao lưu trao đổi và học tập kinh nghiệm quản lý các trường Tiểu học trên địa bàn. 
 	 - Khuyến khích cán bộ quản lý trường Tiểu học tự vận dụng sáng tạo các phương pháp quản lý giáo dục phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh, giai đoạn cụ thể của nhà trường.
 	 - Cung cấp đủ tài liệu tham khảo, tài liệu bồi dưỡng liên quan đến công tác 
quản lý chuyên môn, quản lý trường Tiểu học.
 - CBQL trường Tiểu học, luôn tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ quản lý thông qua các hình thức như: Dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, hợp tác tốt với cơ quan quản lý cấp trên, luôn luôn làm mới và hoàn thiện bản thân. 
6.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ tổ khối trưởng chuyên môn:
 	- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý chuyên môn, kỹ năng tổ chức hoạt động sinh hoạt chuyên môn cho tất cả các giáo viên được phân công làm công tác tổ khối trưởng ở trường Tiểu học.
 	- Có kế hoạch quy hoạch đội ngũ làm công tác tổ khối trưởng dài hạn, có sự bổ sung, kế thừa thường xuyên.
 	- Tạo động lực tốt cho tổ khối trưởng phát huy năng lực bản thân, khuyến khích kịp thời những điển hình tiên tiến xuất sắc trong công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn.
 	- BGH thường xuyên quan tâm giúp đỡ cả về chuyên môn và năng lực quản lý cho đội ngũ này. Hướng dẫn kịp thời và giải quyết nhanh chóng các vướng mắc trong nhiệm vụ và thẩm quyền của họ.
 	- Tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ khối trưởng được cập nhật với các thông tin chuyên môn hữu ích, các tài liệu có liên quan đến chuyên môn và công tác quản lý chuyên môn. 
	 - Tổ trưởng chuyên môn phải biết cách xây dựng chương trình sinh hoạt chuyên môn một cách khoa học, phải tạo hứng thú để các thành viên trong tổ khi sinh hoạt chuyên môn phải tích cực thảo luận, trao đổi, đóng góp sôi nổi và có sự đoàn kết thống nhất về nội dung, phương pháp dạy các môn học, các lĩnh vực về phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi; từ đó giúp cho mỗi thành viên trong tổ thấy được việc sinh hoạt tổ chuyên môn là rất cần thiết và thực sự bổ ích.
 	 6.4. Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ khối
 	- Hình thức tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp với thực tế điều kiện vật chất, tính chất của công việc; yêu cầu, đòi hỏi của công tác bồi dưỡng giáo viên, cụ thể như: Các buổi SHCM đầu năm nên thống nhất các quan điểm, hình thức làm việc cho cả năm học. Các buổi SHCM thường kỳ trong năm, tuỳ từng nhiệm vụ cụ thể mà bố trí sắp tại lớp học hay tại phòng hội đồng.
 	- Nội dung SHCM phải được cập nhật thường xuyên với những cái mới; vận dụng phù hợp với thực tế của nhà trường. Chỉ tổ chức bồi dưỡng và nghiên cứu những nội dung chuyên môn thấy thật cần thiết với giáo viên và học sinh của trường. Trong hoạt động của tổ khối có thể thêm những nội dung khác mà thấy cần thiết với giáo viên và có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục.
 	- Phương pháp bồi dưỡng phải linh hoạt, hiệu quả tới từng đối tượng giáo viên cụ thể. Vận dụng một số phương pháp bồi dưỡng sau: Phương pháp bồi dưỡng trực tiếp; PPBD gián tiếp thông qua hội giảng, thông qua dự giờ thăm lớp, thông qua trao đổi nghiệp vụ.vv...; BDCM thông qua cá nhân tự bồi dưỡng và trao đổi ngược (xuôi) giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với tổ khối, giáo viên với BGH, tổ khối với BGH v.v...; tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm những điển hình tốt trong tổ và trường; tổ chức nghiên cứu tài liệu BDCM tập trung và học tập các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn của các cấp. 
 Tạo điều kiện cho những cá nhân có năng lực được phát triển; động viên những giáo viên yếu phấn đấu, giúp họ được dự giờ những giáo viên có chuyên môn vững nhiều; phân công cụ thể cho giáo viên có chuyên môn tốt kèm những giáo viên có chuyên môn kém – lấy hiệu quả của việc giúp đỡ đó để xét thi đua cuối năm. Khen thưởng và động viên kịp thời những cá nhân, tập thể tốt, lao động sáng tạo và có hiệu quả cao; nhắc nhở, giúp đỡ những giáo viên chưa tích cực, hạn chế trong công tác bồi dưỡng; công nhận kịp thời mọi sự cố gắng của các cá nhân.
 - Phương tiện bồi dưỡng: là các tài liệu bồi dưỡng theo chương trình chung, băng, đĩa hình; các tạp chí, ..; có nội dung liên quan đến chuyên môn cần bồi dưỡng cho giáo viên.
 6.5 Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhà trường:
 	- Tổ chức cho giáo viên học tập nâng cao trìn

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_doi_moi_chi_dao_hoat_dong_cua_to_chuyen_mo.doc